Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Gỡ điểm nghẽn cảng cạn, kết nối các loại hình vận tải
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Cảng cạn được coi là một mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức, góp phần giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian lưu hàng. Tuy nhiên, hầu hết các cảng cạn hiện không có sự kết nối, liên thông các phương thức vận tải.

Quá tải đường bộ

Cảng cạn (ICD) là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (GTVT) là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ. Theo thống kê của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, hiện trên cả nước có 20 ICD và các điểm thông quan nội địa hoạt động như ICD, tập trung tại miền Bắc và miền Nam (miền Trung chưa có ICD). Trong đó, khu vực phía Bắc hiện có 10 ICD kết nối với cảng biển Hải Phòng, chủ yếu các ICD có kết nối đường bộ, chỉ có ICD Lào Cai kết nối với đường sắt và ICD Phúc Lộc (Ninh Bình) kết nối với đường thủy, còn lại đều chỉ vận chuyển bằng đường bộ.

 go diem nghen cang can, ket noi cac loai hinh van tai hinh anh 1

Trước đến nay, hàng hóa từ cảng biển về cảng cạn ICD Mỹ Đình đều bằng ôtô

"Những hạn chế này dẫn đến việc phát triển lệch giữa các phương thức vận tải, khiến không ít ICD có chức năng cũng giống như bãi chứa, rút hàng container chứ không phải là ICD nữa".

Ông Hoàng Hồng Giang –
Cục trưởng Cục ĐTNĐ

Tuy ICD Lào Cai có kết nối đường sắt, nhưng trong đợt khảo sát mới đây cho thấy, hầu hết container đi từ Hải Phòng đến Lào Cai vẫn bằng đường bộ.

Cụ thể, đường bộ chiếm hơn 72% thị phần, đường sắt 27% và thủy nội địa chỉ chiếm dưới 1%. Riêng về đường sắt, nguyên nhân do thiếu toa xe vận chuyển container, thậm chí là thiếu cả thiết bị xếp dỡ container.

Còn tại phía Nam, việc kết nối đường thủy với cảng cạn phần nào phát huy được hiệu quả với  7/10 ICD có kết nối với đường thủy nội địa. Tuy nhiên, tỷ lệ đảm nhận của đường thủy chỉ 30-35% khối lượng vận tải.

Một lãnh đạo bộ phận giao nhận của ICD Mỹ Đình (Hà Nội), cho biết, từ trước đến nay, hàng hóa từ cảng biển về ICD Mỹ Đình đều bằng ôtô, chưa khi nào trung chuyển qua đường sắt hay đường thủy.

Phải kết nối ICD với đường thủy, đường sắt

Được biết, năm 2011, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống ICD Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó nêu ICD phải được kết nối với ít nhất 2 phương thức vận tải. Hiện, Cục Hàng hải Việt Nam đang xây dựng quy hoạch chi tiết cảng cạn trên cơ sở quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có ICD nào được quy hoạch đồng bộ với quy hoạch chuyên ngành GTVT. Theo đại diện một số doanh nghiệp vận tải, nguyên nhân khiến các ICD chỉ có duy nhất phương thức vận tải đường bộ do trước đây nhiều ICD được hình thành, phát triển từ các địa điểm thông quan ngoài cửa khẩu, cảng thông quan nội địa.

Ông Hoàng Hồng Giang – Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho rằng: "Những hạn chế này dẫn đến việc phát triển lệch giữa các phương thức vận tải, khiến không ít ICD có chức năng cũng giống như bãi chứa, rút hàng container chứ không phải là ICD nữa. Hướng lâu dài phải thực sự tạo được kết nối phương thức vận tải của ICD với đường thủy, đường sắt. Các ICD có thể đặt ở trong hoặc ngoài khu công nghiệp, vận chuyển bằng đường sắt, đường thủy ở cự ly dài, còn cự ly ngắn dùng đường bộ".

Tuy nhiên, theo một cán bộ quản lý vận tải ICD Mỹ Đình, Hà Nội, điều kiện tiên quyết là đường sắt phải có tiếng nói rõ về quy hoạch đường nhánh vào khu công nghiệp và cần nâng cao năng lực vận chuyển, xếp dỡ của đường sắt.

Quay lại