Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

VLA: Cần tạo điều kiện tối đa cho vận tải thủy nội địa phát triển
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Đề nghị giảm 94,2% thay vì 50% mức phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa.

Đó là một trong hai đề xuất của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất, giảm chi phí logistics, thúc đẩy phát triển vận tải đường thủy nội địa.

Mới đây, VLA vừa có văn bản trả lời Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh góp ý sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 (dự thảo Nghị quyết) về vận tải thủy nội địa với mục tiêu giảm dần sự phụ thuộc vào vận tải đường bộ, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và cải thiện môi trường trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, trong khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị quyết có điều khoản "Miễn thu phí đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng hóa quá cảnh, hàng chuyển khẩu, hàng xuất nhập khẩu vận chuyển hoàn toàn bằng đường thủy nội địa qua Campuchia". Ở đây, VLA bỏ từ "hoàn toàn" để tránh gây khó khăn, vướng mắc cho đơn vị tổ chức triển khai thực hiện trong việc xác định đối tượng miễn, giảm phí, đồng thời vẫn đảm bảo tính rõ ràng về mặt nội dung chính sách trong Nghị quyết của HĐND.

Đặc biệt, trong văn bản góp ý này, VLA đề nghị giảm 94,2% thay vì 50% đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển hoàn toàn bằng phương tiện thủy nội địa như dự thảo Nghị quyết đề cập. Lý giải điều này, Hiệp hội cho biết, mức giảm 50% không phù hợp với thực tiễn, đồng thời đưa ra căn cứ pháp lý và thực tiễn của hoạt động vận tải thủy nội địa để lý giải đề xuất giảm 94,2%.

Hiện nay phương tiện thủy nội địa vận chuyển hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu sử dụng 03 tuyến vận tải thủy nội địa đi qua địa bàn của Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: Tuyến Campuchia (S.Thị Vải - Đồng Tranh - S.Lòng Tàu - S.Soài Rạp - Rạch lá - Tắc Sông Trà - Kênh Chợ Gạo - Sông Tiền – CPC); Tuyến Cái Mép – ĐBSCL (S. - Đồng Tranh - S.Lòng tàu - S.Soài Rạp - Rạch lá - Tắc Sông trà - Kênh Chợ gạo S.Tiền - Kênh Măng Thít - S.Hậu); Tuyến Cái Mép – TP Hồ Chí Minh (S.Thị Vải - S.Đồng Tranh - S.Lòng tàu - S.Soài rạp - S.Đồng Nai - Rạch Bà Cua ( CLGN ) - S.Sài Gòn (ICDs).

Trong 3 tuyến vận tải thủy chính trên, phương tiện thủy nội địa vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chỉ sử dụng tổng cộng 21,6 km hạ tầng đường thủy TP Hồ Chí Minh là: Tắc Sông Trà (dài 1,3 km), Rạch Lá (dài 13,9 km) và Rạch Bà Cua (dài 6,4 km). Theo dự thảo tờ trình gửi HĐND TP. Hồ Chí Minh, Sở GTVT đã nêu hạ tầng kết nối cảng biển TP Hồ Chí Minh bao gồm 361,25 km (trong đó 185 km đường thủy và 176,25 km đường bộ).

Tuy nhiên vận tải đường thủy nội địa chỉ sử dụng 21,6 km (chiếm tỷ trọng 5,98%) trong tổng số 361,25 km hạ tầng kết nối đến cảng biển của thành phố. Như vậy, mức giảm phí đối với hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa phải là 94,02% mới đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Phí, lệ phí và mức độ sử dụng của vận tải đường thủy nội địa.

Bên cạnh đó, tình hình giá dầu thế giới hiện nay đang tăng cao, diễn biến phức tạp, là một khó khăn rất lớn cho sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xem xét của Sở về đề xuất giảm tối đa chi phí vận tải thủy đối với hàng hóa xuất nhập khẩu rất có ý nghĩa trong hoàn cảnh hiện tại.

Đánh giá về những nỗ lực của TP.Hồ Chí Minh trong việc kết nối với các Hiệp hội, doanh nghiệp góp thêm tiếng nói để hoàn thiện Nghị quyết HĐND, VLA nhấn mạnh: Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đã thực sự cầu thị, quan tâm xem xét các kiến nghị, đề xuất chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam nói riêng. Đề xuất này của Sở phù hợp với cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hiệp định tạo thuận lợi về vận tải đường thủy ký với Chính phủ Hoàng gia Campuchia ngày 17/12/2009, đúng với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và phù hợp với mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp.

Theo Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

Quay lại