Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

“Đặt hàng” doanh nghiệp giám sát vi phạm giao thông đường thủy
Từ khóa Xem với cỡ chữ
19
Ông Hoàng Hồng Giang

Trả lời phỏng vấn của Phóng viên Báo Giao thông, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam Hoàng Hồng Giang cho biết đang triển khai mạnh mẽ biện pháp xã hội hóa giám sát vi phạm giao thông đường thủy để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về ATGT góp phần phòng ngừa và kéo giảm TNGT.

Nguyên nhân TNGT không mới

Trong khi số người chết do TNGT đường bộ thuyên giảm, TNGT đường thủy trong 7 tháng đầu năm 2015 lại tăng 26% so với năm trước. Vậy, theo ông nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Chúng tôi đã phân tích rất chi tiết tổng số các vụ TNGT đường thủy xảy ra trên toàn quốc từ đầu năm đến nay, dựa trên nhiều tiêu chí như nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn, thời gian, nạn nhân, công suất phương tiện, loại hàng phương tiện chở. Qua đó nổi lên một số nguyên nhân hàng đầu là do người điều khiển phương tiện thiếu quan sát (39,6% số vụ), không tuân thủ quy tắc giao thông, đâm va vào cầu (hoặc dây điện), gặp dông lốc bất ngờ, neo đậu bất cẩn, say rượu (mỗi loại hơn 6%). Phương tiện gia dụng, phương tiện không rõ nguồn gốc chiếm 45%; phương tiện có tổng công suất máy từ 150- 400CV chiếm 39%.

Tính theo loại phương tiện, loại chở vật liệu xây dựng chiếm nhiều nhất với 47%, gia dụng 22%, chở khách 9%. Về thời gian, 62% tai nạn xảy ra ban ngày và 32% xảy ra ban đêm... So với những năm trước, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn vẫn chủ yếu xuất phát từ các lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện.

Nguyên nhân tai nạn không mới. Vậy theo ông, còn hạn chế nào trong công tác quản lý Nhà nước khiến TNGT đường thủy do lỗi chủ quan vẫn chiếm hàng đầu?

Yếu tố quan trọng để ngăn ngừa TNGT là nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật ATGT đường thủy của người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông trên đường thủy. Mặc dù các ngành chức năng, nhiều địa phương đã nỗ lực tuyên truyền pháp luật ATGT, văn hóa giao thông đường thủy… nhưng chưa đủ tác động đến ý thức người điều khiển phương tiện. Thực tế, vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy vẫn phổ biến. Trong khi đó, công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm chưa đáp ứng được yêu cầu, mới chỉ tập trung tại một số địa bàn, một số nhóm đối tượng và chưa đảm bảo thường xuyên, đồng đều, liên tục trên địa bàn rộng khắp.

Cùng đó, công tác quản lý hoạt động vận tải vẫn hạn chế tại các khu vực mỏ, vật liệu xây dựng. Tình trạng bến thủy nội địa không phép vẫn hoạt động, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh trong vận tải và bốc xếp hàng hóa. Bên cạnh đó, công tác quản lý đối với người sử dụng phương tiện gia dụng chưa đủ mạnh, khiến nguy cơ gây TNGT từ nhóm này vẫn cao. Một trong những nguyên nhân là do nhận thức hạn chế (người dân vùng sâu, vùng xa, người già, trẻ em) và phương tiện kém an toàn (dùng vào mục đích sinh hoạt, đa số phương tiện thô sơ, sử dụng lâu năm).

20
Các phương tiện thủy không tuân thủ quy định an toàn sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt trong thời gian tới - Ảnh: Tạ Tuấn

Xã hội hóa giám sát vi phạm

Ông đã chỉ đạo các đơn vị trực thực hiện giải pháp gì để giải quyết các tồn tại trên, góp phần kéo giảm TNGT đường thủy?

Trước tình hình TNGT đường thủy gia tăng, Cục ĐTNĐ đã tổ chức họp trực tuyến công tác bảo đảm trật tự ATGT và tập trung vào giải pháp nâng cao hiệu quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự ATGT đường thủy. Một trong những giải pháp cụ thể là xã hội hóa giám sát vi phạm pháp luật ATGT đường thủy và coi đó là cơ sở để chấn chỉnh quản lý đối với các đơn vị quản lý cảng, bến, luồng tuyến. Cụ thể, Cục "đặt hàng" các đơn vị quản lý bảo trì đường thủy nội địa bên cạnh cập nhật mực nước, đồng thời thống kê cả số phương tiện chở quá tải (có thể phát hiện bằng mắt thường qua vạch dấu mớn nước) lưu thông trên tuyến để làm cơ sở kiểm tra chéo giữa các đơn vị thuộc Cục. Đoàn Thanh niên của Cục cũng lập trang facebook để tiếp nhận phản ánh, hình ảnh vi phạm do người dân phản ánh để nắm bắt tình hình.

Để hỗ trợ các lực lượng TTKS, xử lý vi phạm trên tuyến, Cục đưa toàn bộ dữ liệu thuyền viên đã được cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn trong năm 2014-2015 lên website, giúp dễ dàng phân biệt bằng thật, bằng giả; Đồng thời sẽ sớm hoàn thành cập nhật tất cả dữ liệu đã có lên mạng minh bạch hóa thông tin. Cục cũng tăng cường giám sát ý thức thực thi công vụ tại hệ thống các đơn vị trực thuộc Cục, nhất là tại các cảng, bến về việc kiểm soát tải trọng phương tiện.

Để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về ATGT đường thủy rất cần sự phối hợp của các địa phương, Cục ĐTNĐ Việt Nam có giải pháp nào trong vấn đề này, thưa ông?

Cùng với chỉ đạo, giám sát việc ý thức, trách nhiệm thực thi công vụ tại các đơn vị trực thuộc, Cục ĐTNĐ cũng có văn bản đề nghị gắn trách nhiệm Sở GTVT, Thủ trưởng các đơn vị nếu để mất ATGT trên phạm vi được giao quản lý, nhất là trong các trường hợp xảy ra tai nạn. Trong điều kiện kinh phí tuyên truyền ATGT còn khó khăn, Cục đã chỉ đạo Đoàn Thanh niên cùng các bộ phận chức năng của Cục biên soạn nội dung tuyên truyền ATGT đường thủy dưới dạng clip âm thanh để phát trên hệ thống loa đài truyền thanh của xã, phường. Các đoàn kiểm tra của Cục cũng phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh quản lý an toàn bến khách ngang sông trong mùa mưa lũ.

Theo Baogiaothong

Quay lại