Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đường thủy nội địa 60 năm vinh dự, tự hào
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Ngày 24/12, Cục Đường thủy nội địa VN tổ chức trọng thể lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm tròn 60 năm thành lập ngành Đường thủy nội địa VN.

3

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ chủ trì một cuộc họp tiếp xúc, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đường thủy, do Cục ĐTNĐ Việt Nam tổ chức vào tháng 10/2016 vừa qua

Vang mãi những chiến công

Hơn 60 năm trước, ngày 11/8/1956, với tầm nhìn chiến lược sâu rộng của Đảng và Bác Hồ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ban hành Nghị định số 70/NĐ thành lập Cục Vận tải đường thủy - tiền thân của Cục Đường thủy nội địa VN ngày nay.

Ngay thời kỳ đầu được thành lập, lịch sử ngành đường thủy đã gắn liền công cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước. Giai đoạn 1965 - 1975, với tên gọi Cục Vận tải đường sông, nhiệm vụ của ngành là rà phá bom mìn, chống phong tỏa, vét thông luồng và vận chuyển hàng hóa, lương thực, bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi tình huống, phát huy vận tải đường sông để đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước, phục vụ khôi phục, phát triển kinh tế.

Đây cũng là giai đoạn địch đánh phá ác liệt các cửa sông, tuyến luồng sông huyết mạch để khống chế vận tải đường thủy. Dù khốc liệt, nhiều người đã hy sinh để giữ luồng, mở tuyến, các thế hệ của ngành đường thủy thời kỳ này vẫn quyết không lui ý chí và đã viết lên những bản hùng ca của ngành vận tải đường thủy, ngành GTVT.

Lịch sử vẫn còn ghi, trong suốt 10 năm giặc Mỹ đánh phá dữ dội miền Bắc, hơn 1.000 cán bộ, công nhân lao động, TNXP, dân công đã anh dũng hy sinh trên mặt trận rà phá bom mìn, chống phong tỏa, nạo vét thông luồng, bảo đảm vận tải đường thủy trên khắp các sông, kênh miền Bắc. Những địa danh như kênh đào Nhà Lê, Lục Đầu Giang hay những tên gọi chuyến tàu không số, tàu phá bom, đội phá bom đường sông, công ty "thuyền nan chống Mỹ"... gắn liền với lịch sử chiến tranh bảo vệ, giữ nước của dân tộc.

Những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc của lực lượng rà phá bom của cục và các đơn vị đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công, Cờ "Đơn vị lập chiến công phá gỡ bom mìn giặc Mỹ", công trình tàu T5 được Chủ tịch nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, tập thể tàu T5 được Hội đồng Chính phủ tặng bằng khen, tàu VTS6 được tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang".

Kế thừa truyền thống, đưa vận tải thủy phát triển

Sau giai đoạn chiến tranh, ngành đường thủy tiếp tục bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển vận tải. Để phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, từ năm 1986, Cục Đường thủy nội địa VN trải qua các cơ cấu, tổ chức, tên gọi khác nhau và đến năm 1993 được tổ chức lại thành Cục Đường sông VN. Đến năm 2005, sau khi Luật GTĐT nội địa VN đầu tiên có hiệu lực, được đổi tên thành Cục Đường thủy nội địa VN như hiện nay.

Một số phần thưởng cao quý ngành Đường thủy nội địa đã được trao tặng trong 60 năm qua:

- Huân chương Hồ Chí Minh

- Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân

- Huân chương Chiến công

- Huân chương Lao động hạng Nhất

Những năm gần đây, GTVT đường thủy ngày càng nhận được sự quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để tái cơ cấu vận tải hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bộ GTVT đã phê duyệt một số đề án quan trọng như tái cơ cấu lĩnh vực đường thủy nội địa, huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng đường thủy…

Giai đoạn 2010 - 2015, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông lĩnh vực đường thủy đã từng bước được chú trọng, quan tâm: Thực hiện đầu tư một số tuyến chính khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đồng bằng Bắc bộ - dự án WB5, WB6, nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo... cùng một số cảng, bến thủy được xây dựng mới, nâng cấp thành đầu mối vận tải; tuyến vận tải ven biển được mở ra đang tạo kết nối các sông dọc theo chiều đất nước.

Mục tiêu ưu tiên của ngành đường thủy là tập trung các giải pháp để thúc đẩy vận tải, từng bước hiện đại hóa ngành đường thủy để bắt kịp xu thế phát triển chung của ngành GTVT, của đất nước. Hiện tại, vận tải thủy nội địa chiếm 18% tổng thị phần vận tải hàng hóa và mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt 32%, đồng thời bảo đảm trật tự ATGT đường thủy.

Tri ân và kế thừa truyền thống 60 năm qua, thế hệ đương thời ngành Đường thủy nội địa cần nỗ lực, quyết tâm, mạnh dạn đổi mới toàn diện để thực hiện mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng vận tải thủy mà thiên nhiên đã ưu đãi cho đất nước, xứng đáng với truyền thống hào hùng của ngành và các thế hệ đi trước.

Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN

Hoàng Hồng Giang

Quay lại