Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

An Giang phải khai thác hiệu quả lợi thế đường thủy
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa tại buổi làm việc với tỉnh An Giang.

1

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa dẫn đầu đoàn công tác của Bộ GTVT làm việc tại tỉnh An Giang

Sáng 24/6, đoàn công tác Bộ GTVT do Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa dẫn đầu đã làm việc tại tỉnh An Giang. Tiếp đoàn có bà Võ Thị Ánh Xuân, Bí thư tỉnh ủy; ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cùng các cơ quan ban ngành của trung ương và địa phương.

Tại buổi làm việc, đại diện Sở GTVT An Giang báo cáo tỉnh có hệ thống giao thông thủy nội địa dày đặc, có cả cảng biển và cảng thủy nội địa cùng với các cửa khẩu thông qua nước bạn Campuchia nên tiềm năng phát triển kinh tế là rất lớn. Tuy nhiên, tỉnh đang gặp khó khăn khi hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế. Về đường bộ, tỉnh có hơn 5 nghìn km, trong đó có 4 tuyến quốc lộ dài 153km và 480km tuyến đường tỉnh, còn lại là giao thông đô thị…

Hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư khá lâu và hiện không còn đáp ứng kịp cho việc phát triển. Vừa qua, Bộ GTVT đã triển khai một số dự án trên địa bàn tuy nhiên, còn nhiều tuyến đường đang xuống cấp, quá tải như QL80 nối cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, tuyến đường N1 nối cầu Châu Đốc; Cảng Tân Châu; hệ thống giao thông thủy nội địa đang bị bồi lắng; và cuối cùng là tuyến QL91 đang quá tải nghiêm trọng…

Ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết thêm, tỉnh đang rất bức xúc về tuyến đường tránh Long Xuyên vì đây là tuyến đường độc đạo qua địa bàn tỉnh nên áp lực giao thông khá lớn, thường xảy ra TNGT.

Tỉnh đề nghị, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) sớm đàm phán tài trợ vốn để nhanh chóng đầu tư tuyến đường tránh này. Tỉnh cam kết sử dụng nguồn vốn tự có để giải phóng mặt bằng trước. An Giang có cửa khẩu phục vụ XNK cho cả vùng chứ không riêng gì cho tỉnh nên kiến nghị Bộ trưởng sớm xem xét triển khai các dự án.

2

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh báo cáo tại buổi làm việc.

Theo báo cáo của đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (chủ đầu tư dự án tuyến tránh TP Long Xuyên), dự án sử dụng nguồn vốn từ hiệp định vay. Công ty  đang chờ ý kiến của Thủ tướng trước tháng 6 này để triển khai. Tuy nhiên, CIPM đề nghị Bộ GTVT phê duyệt sớm để cắm cọc giải phóng mặt bằng trước. 

Đồng thời, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cũng báo cáo tại buổi làm việc về tuyến N1: "Dự án này đang trùng với dự án đường HCM qua địa bàn tỉnh. Tại thị xã Tân Châu đã có dự án cầu Châu Đốc. Nếu cùng lúc triển khai sẽ bị trùng lặp, khó đảm bảo yêu cầu".

Sau khi nghe trình bày, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đề nghị Ban QLDA 7, Cục Đường thủy nội địa, và Vụ Kế hoạch đầu tư báo cáo tiến độ các dự án nêu trên. Đồng thời đề nghị lãnh đạo các đơn vị trên đẩy nhanh tiến độ triển khai nhưng phải nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong việc triển khai các dự án.

4

Toàn cảnh buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa tại buổi làm việc tại tỉnh An Giang.

Bộ trưởng cho biết, tuyến tránh TP Long Xuyên là một dự án cấp bách không những của tỉnh, mà là của toàn khu vực ĐBSCL. Quan điểm của Bộ GTVT là cân nhắc đầu tư sớm các dự án có tính chất cấp bách.

An Giang là một tỉnh có số dân đông nhất nhì khu vực có nhu cầu phát triển kinh tế xã hội lớn. Bộ GTVT ủng hộ những đề xuất của tỉnh và sẽ trình Chính phủ sớm có quyết định về việc đầu tư dự án tuyến tránh Long Xuyên. Các dự án mà An Giang kiến nghị đầu tư hiện Bộ GTVT đã đưa vào việc đầu tư trung hạn. Tốc độ đầu tư khai thác đường thủy nội địa cũng cần đẩy nhanh, vì đây là lợi thế của tỉnh.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đặt vấn đề: "Tôi chưa thấy nhắc đến giao thông nông thôn? Tới đây có 32 cây cầu dân sinh đầu tư cho tỉnh, phải đảm bảo giao thông cho phương tiện thủy. Không được để tình trạng llàm xong cầu mà ko có đường lên".

Về vốn, Bộ trưởng đề nghị phải thật chắt chiu, quy mô đầu tư hợp lý. Đầu tư nạo vét hệ thống đường thủy nội địa là quan trọng, cấp bách nhưng phải nâng cao vai trò quản lý, giám sát nhà nước. Không để cấp phép nạo vét chỗ này nhưng lại làm chỗ khác.

Bộ trưởng yêu cầu đưa dự án đường thủy nội địa vào danh mục  dự án PPP, các đơn vị nhanh chóng báo cáo tổng thể để Bộ trình Chính phủ xem xét.

Theo Báo Giao thông

Quay lại