Xuất bản thông tin
Sáng 21/8, tại bến Bạch Đằng, chiếc buýt đường sông đầu tiên chạy thử nghiệm thu hút quan tâm của người dân TP.HCM.
Lộ trình tuyến số 1 dài gần 11 km từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến điểm cuối bến Linh Đông (quận Thủ Đức). |
Điểm đến bến Bình An, quận 2. |
Buýt đường sông được sơn màu vàng nổi bật trên sông Sài Gòn |
Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP. HCM (ngồi hàng đầu bìa trái) trên buýt đường sông. Chiếc tàu này dài 18m, được thiết kế đẹp mắt, ghế xanh vàng có sức chứa 80 chỗ ngồi, đảm bảo an toàn cho hành khách. |
Hành khách đi tuyến buýt sông không cần mặc áo phao vì tàu được thiết kế bảo đảm độ an toàn. Tuy nhiên, dưới mỗi ghế tàu vẫn trang bị đầy đủ áo phao phòng trường hợp xảy ra sự cố. |
Lối ra phía mũi thuyền của tàu buýt |
Khoang của thuyền trưởng. |
Hai bên hông tàu có đèn tín hiệu báo điểm dừng của 12 bến. |
Tàu trang bị bồn rửa ngay lối lên xuống |
Phía ngoài tàu trang bị nhiều phao cứu sinh |
Tàu được trang bị đầy đủ, đảm bảo an toàn cho hành khách. |
Theo kế hoạch, buýt đường sông sẽ được vận hành với lộ trình cố định. Tuyến số 1 đi từ bến Bạch Đằng, quận 1 đến bến phà Linh Đông, quận Thủ Đức. Tuyến này dài khoảng 10,8 km có 7 trạm dừng thuộc địa bàn các quận 1, 2, Bình Thạnh và Thủ Đức.
Tuyến số 2 chạy theo lộ trình từ bến Bạch Đằng đến Lò Gốm, quận 8 với chiều dài 10,3km, chạy qua Sài Gòn, kênh Bến Nghé, Tàu Hủ thuộc địa bàn các quận 1, 4, 5, 6 và 8.
Giá vé được áp dụng 15.000 đồng/người/lượt.
Theo Đỗ Loan (Báo Giao thông)
New articles
- Trao đổi chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm về kiểm tra phương tiện thủy cho nhân sự của Cục Vận tải thủy Bộ Công chính và Vận tải Lào
- Thúc đẩy đầu tư, khai thác lợi thế vận tải đường thủy nội địa
- Phát triển đường thuỷ nội địa - giải pháp kéo giảm bền vững chi phí logistics Việt Nam
- Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Hài hòa hóa quy định vận tải thủy các nước Mê Công - Lan Thương