Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Hội nghị Nâng cao hiệu quả vận tải thủy nội địa khu vực ĐB Sông Cửu Long
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Ngày 21/7/2014, tại Cần Thơ diễn ra hội nghị "nâng cao hiệu quả vận tải thủy nội địa và kết nối các phương thức vận tải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long". Bộ trưởng GTVT tham dự và nhận xét, hoạt động vận tải thủy ở ĐBSCL còn yếu kém vì chưa được quan tâm đúng mức.

 

Bộ trưởng Bộ GTVT chủ trì hội nghị về nâng cao hiệu quả thủy nội địa ngày 21/7 diễn ra tại Cần Thơ
Bộ trưởng Bộ GTVT chủ trì hội nghị về nâng cao hiệu quả thủy nội địa ngày 21/7 diễn ra tại Cần Thơ

Tại hội nghị, theo đánh giá của Cục đường thủy nội địa Việt Nam: ĐBSCL tuy luồng tuyến dày đặc nhưng không đồng cấp, nhất là về độ sâu; lưu lượng phương tiện đi lại lớn hơn 346.000 lượt/năm; có 2.510 cảng, bến thủy nội địa nhưng trang thiết bị bốc xếp hàng hóa chưa được hiện đại hóa, chưa đồng bộ, kể cả đối với cảng bốc xếp container. Phần lớn các bến còn bốc xếp thủ côngtừ đó dẫn đến việc giao hàng chậm.

Theo tính toán sơ bộ của các doanh nghiệp, nếu hàng hóa được vận chuyển bằng container từ Cần Thơ lên TPHCM làm thủ tục xuất khẩu sẽ giảm 8-10 đô la Mỹ/tấn so với hình thức vận chuyển hàng rời. Nhưng, hiện trạng đường bộ khó đáp ứng cho hoạt động của các phương tiện container, trong khi đó giao thông đường thủy dù có lợi thế giá rẻ do khối lượng vận chuyển lớn được các nhà phân tích cho rằng, đang bị bỏ quên.

Ông Phạm Minh Nghĩa, Hội Vận tải thủy Việt Nam, cho rằng vận tải thủy nội địa vùng ĐBSCL có lợi thế lớn với tổng số hơn 26.500km sông, kênh. Với đặc điểm nổi trội này, ĐBSCL được xếp vào nhóm các khu vực có mật độ sông, kênh cao nhất thế giới với 1km2 đất tự nhiên có 0,67km chiều dài sông. Tuy nhiên thế mạnh này đã không được khai thác triệt để, phục vụ giao thông thủy nội địa. Theo ông Nghĩa, các quy hoạch chi tiết, danh mục dự án ưu tiên phát triển giao thông thủy ĐBSCL đến năm 2020 đã có từ rất lâu, nhưng đầu tư gần như chỉ bằng không.

Ông Lê Hoàng Linh, Giám đốc công ty CP Vận tải thủy Tân Cảng, nói rằng cần đầu tư phát triển mạng lưới vận tải thủy nội địa để vận chuyển container và kết nối các phương thức vận tải khác để vừa tận dụng lợi thế tự nhiên của vùng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu. Tuy nhiên, theo ông Linh mong muốn đó còn vướng phải nhiều thực tế khác như: Luồng cho tàu biển trọng tải dưới 5.000 tấn vào sông Hậu, sông Tiền, sông Trần Đề… vẫn còn trong mong đợi. Luồng cho sà lan trọng tải trên 2.000 tấn ở nhiều nơi cũng không thông do tĩnh không cầu thấp, sông hẹp và cạn…

"Nhất thiết, thay đổi, đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức vận tải thủy nội địa, biển, kết nối. Nếu còn ăn xổi ở thì, thì không thể phát triển vận tải thủy nội địa. Sớm hoàn thiện chiến lược quy hoạch, thể chế chính sách, theo hướng tốt cho người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí, thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cụ thể hóa luật đường thủy nội địa, xây dựng nghị định, thông tư, tạo điều kiện tối đa cho người dân và doanh nghiệp phát triển" - Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.

Quay lại