Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cà Mau: Nhiều giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông thủy nội địa
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Nhằm kiềm chế tai nạn giao thông thủy nội địa, tỉnh Cà Mau đã có những giải pháp cấp bách cần thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Những giải pháp này cũng góp phần thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng phong trào "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước" trên địa bàn tỉnh.

Vùng nông thôn vẫn còn nhiều phương tiện thuỷ không đăng ký, đăng kiểm và người điều khiển phương tiện cũng không đủ độ tuổi

Theo đó, ngoài việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy. Đặc biệt chú trọng công tác phối hợp liên ngành giữa các lực lượng trong kiểm tra, xử lý kiên quyết các vấn đề phức tạp về trật tự an toàn giao thông; các hành vi vi phạm có nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông trên các tuyến giao thông đường thủy nội địa: Đặt cố định ngư cụ, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, xây dựng các công trình ảnh hưởng đến luồng chạy tàu; phương tiện chở quá tải; không có bằng, chứng chỉ điều khiển phương tiện; thiếu trang thiết bị; phương tiện đi đêm không có đèn chiếu sáng... Huy động, kêu gọi nguồn kinh phí xã hội hóa để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy, chú trọng đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng, phương tiện, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn. Trước mắt Cà Mau sẽ siết chặt hoạt động của những bến khách ngang sông, kiên quyết không để những bến không phép hoạt động trên địa bàn. 

Mặc dù thời gian qua số vụ tai nạn giao thông thủy chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với tai nạn giao thông đường bộ, song mức độ nguy hiểm và thiệt hại thường nặng hơn rất nhiều. Trong 7 tháng của năm 2016, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm tử vong 5 người. 

Theo đánh giá của Ban An toàn giao thông tỉnh, nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông đường thủy đa phần là do người điều khiển phương tiện thiếu kiến thức chuyên môn, hiểu biết về Luật Giao thông đường thủy hạn chế nên thường vi phạm quy tắc tránh vượt, thiết bị không an toàn, không chấp hành các quy định. Mặt khác, các biển báo về an toàn giao thông thủy, phao tiêu, đèn chỉ dẫn cho tàu, ghe hoạt động còn thiếu nhiều, nhất là ở các tuyến sông trọng điểm. Trong khi lực lượng quản lý giao thông đường thủy quá mỏng, thiếu phương tiện hoạt động, chưa đáp ứng được yêu cầu tuần tra, kiểm soát. Hơn nữa, việc quy hoạch phân luồng, tuyến sông còn thiếu nhất quán và chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng, dẫn đến tình trạng các tuyến sông, kênh mới cải tạo thực hiện thiếu đồng bộ các biện pháp bảo đảm điều kiện an toàn giao thông, nên tai nạn xảy ra với tính chất nghiêm trọng, mức độ thiệt hại ngày càng cao. 

Một trong những hoạt động phức tạp nhất hiện nay là các bến khách ngang sông. Số liệu thống kê của Sở Giao thông vận tải cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn hơn 70 bến khách ngang sông không giấy phép hoạt động. Thậm chí, nhiều lái đò không có bằng lái, chứng chỉ chuyên môn vẫn ngang nhiên chở khách. Nhiều đò không bảo đảm an toàn kỹ thuật, không được trang bị phao cứu sinh. Những đò có phao cứu sinh thì chỉ treo lên, chủ đò cũng như khách không hề mặc, hoặc chỉ mặc kiểu đối phó khi có cơ quan chức năng kiểm tra. Tình trạng đò chở quá trọng tải quy định diễn ra còn khá phổ biến.

TTXVN

Quay lại