Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cần có giải pháp đột phá trong xã hội hóa lĩnh vực đường thủy nội địa
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại cuộc họp chiều nay (13/8) với Thứ trưởng Nguyễn Nhật và các cơ quan, đơn vị liên quan về công tác huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giai đoạn 2016-2020.

 

 

Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu cần phải có giải pháp đột phá về xã hội hóa trong lĩnh vực đường thủy nội địa
Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu cần phải có giải pháp đột phá
về xã hội hóa trong lĩnh vực đường thủy nội địa

Báo cáo tại cuộc họp, ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy Nội địa Việt Nam cho biết: Mạng lưới đường thủy nội địa cả nước hiện gồm 3 hệ thống do Trung ương quản lý khai thác, mạng lưới phía Bắc gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 2.715 km; phía miền Trung gồm 10 tuyến, tổng chiều dài 832 km và phía Nam gồm 18 tuyến với tổng chiều dài 3.103 km.

"Vận tải đường thủy nội địa là một trong những lĩnh vực vận tải cần thiết để đầu tư và được ưu tiên phát triển, bởi đặc  thù vận tải hàng hóa có khối lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng; có mức chi phí thấp; vận chuyển tăng trưởng trung bình từ 8-12%/năm; có tỉ suất đầu tư ngân sách, khối lượng vận tải thấp nhất" – ông Hoàng Hồng Giang nhận định.

Hiện có 03 hình thức huy động vốn xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường thủy nội địa; trong đó, tổng số dự án nạo vét duy tu luồng kết hợp tận thu sản phẩm là 55 dự án, số dự án đã hoàn thành thủ tục để triển khai thi công với tổng khối lượng ước tính khoảng 90 triệu m3 là 15 dự án. Đối với xã hội hóa đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì hiện có 45 dự án dự kiến kêu gọi đầu tư; tuy nhiên, mới kêu gọi được 01 dự án, 07 dự án đã được Bộ GTVT giao nhà đầu tư triển khai lập đề xuất dự án.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: xã hội hóa đã được xác định là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ, không thể trông chờ vào ngân sách nhà nước vì giữa nhu cầu thực tế và khả năng đáp ứng của Nhà nước là rất nhỏ. Do đó, để đáp ứng yêu cầu được tốt hơn về một lĩnh vực được coi là thế mạnh, lợi thế của Việt Nam thì phải đẩy mạnh xã hội hóa.

"Thực tế hiện nay, lĩnh vực đường thủy nội địa đã được cơ bản xã hội hóa, ưu tiên về đường thủy của cá nhân, tư nhân. Các công trình cảng, bến phần lớn đã được thực hiện, cảng đường thủy nội địa còn một số, chủ yếu ở địa phương, không có ở TƯ...  Vì vậy, cần phải có giải pháp đột phá trong việc xã hội hóa lĩnh vực đường thủy nội địa", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Để đẩy mạnh xã hội hóa đường thủy nội địa, Bộ trưởng đề nghị Vụ Pháp chế phối hợp với Cục Đường thủy nội địa trên cơ sở Luật Đường thủy nội địa sửa đổi mới ban hành, hoàn thiện lại thể chế chính sách, các văn bản QPPL, cần sửa và rà soát lại Nghị định, Thông tư… hệ thống lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Bộ trưởng đề nghị rà soát lại các luồng tuyến, bến bãi, sắp xếp theo trình tự ưu tiên và tập trung làm trước 1, 2 dự án.

"Phải tập trung rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp phép, dự án nào quá 1 năm thì thu hồi giấy phép không làm, dự án 1 năm phải có cam kết, sau mấy tháng không triển khai thực hiện sẽ thu hồi để cho các nhà đầu tư khác thực hiện; cấp phép không theo quy hoạch nên dừng lại, vì đây là tính chất trá hình để nạo vét, gây bức xúc trong nhân dân" – Bộ trưởng yêu cầu.

Bộ trưởng yêu cầu Dự án nạo vét nâng cấp tuyến VTT Ninh Bình - Thanh Hóa; Việt Trì - Lào Cai lựa chọn nhà đầu tư khác. Đồng thời, điều chuyển 2 Dự án nâng cấp VTT sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Lợi đến cầu Bến Súc và Dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2) từ Ban Quản lý các dự án đường thủy cho Cục Đường thủy nội địa VN triển khai; Cục có trách nhiệm đốc thúc, báo cáo đánh giá tác động môi trường, xin giấy phép đầu tư, yêu cầu chủ đầu tư ký hợp đồng xây dựng và triển khai…

Đối với các dự án đường thủy nội địa đang triển khai, Bộ trưởng đề nghị Thứ trưởng Nguyễn Nhật chỉ đạo, đôn đốc để đẩy nhanh tiến độ.

Theo Mt.gov.vn

Quay lại