Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Chấm điểm để chọn nhà đầu tư dự án nạo vét đường thủy
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn đối với nhà đầu tư, dự án nạo vét luồng đường thủy không sử dụng ngân sách.


Thông tư mới quy định về dự án nạo vét luồng đường thủy không dùng ngân sách nhà nước có hiệu lực thi hành từ 1/1/2016

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa ký ban hành Thông tư 69/2015/TT-BGTVT Quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận sản phẩm nạo vét, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2016 và thay thế Thông tư 37/2013/TT-BGTVT.

Thông tư áp dụng với hình thức nạo vét luồng đường thủy theo cấp kỹ thuật đã được phê duyệt quy hoạch và không sử dụng ngân sách nhà nước. Sản phẩm tận thu là  vật liệu xây dựng thông thường: cát, sỏi, cuội, bùn được thu hồi thông qua nạo vét. Danh mục dự án nạo vét do Cục Đường thủy nội địa VN, Sở GTVT trình Bộ GTVT, UBND cấp tỉnh phê duyệt trước ngày 30/9 hàng năm.

Trên cơ sở đó nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án; ngoài ra nhà đầu tư được đề xuất thực hiện dự án ngoài danh mục công bố. Thông tư mới đưa ra các quy định khá chặt chẽ đối với nhà đầu tư dự án như: nhà đầu tư phải là chủ sở hữu các thiết bị thi công chủ yếu mới được xem xét thẩm định lựa chọn thực hiện dự án. Nhà đầu tư được thẩm định để lựa chọn thông qua việc chấm điểm tiêu các tiêu chí, phải đạt tối thiểu 50% số điểm tối đa của mỗi tiêu chí và tổng số điểm phải tối thiểu đạt 70/100 điểm. Trường hợp các nhà đầu tư bằng điểm nhau, nhà đầu tư có chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa phương nơi có dự án được ưu tiên lựa chọn. Bộ GTVT, UBND cấp tỉnh chấp thuận nhà đầu tư dự án; nếu không chấp thuận có văn bản trả lời rõ.

Nhà đầu tư đăng ký tận thu sản phẩm tại địa phương nơi nạo vét theo quy định của pháp luật khoáng sản. Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án được áp dụng dưới hình thức bảo lãnh của ngân hàng hoặc hình thức hợp pháp khác, số tiền bảo đảm không thấp hơn 3% tổng mức đầu tư (hiện nay là 5%). Dự án phải có đơn vị tư vấn giám sát đủ năng lực, được Cục Đường thủy nội địa VN, Sở GTVT chấp thuận.

Thông tư quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn: nhà đầu tư không triển khai sau 15 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng; bán, trao đổi sản phẩm tận thu khi chưa được UBND cấp tỉnh phê duyệt đăng ký sản phẩm tận thu; tiến độ thi công chậm; để xảy ra mất ATGT; vi phạm thỏa thuận hợp đồng…

Theo Huy Lộc (Báo Giao thông)

Quay lại