Xuất bản thông tin
8 DN chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước lần này là các CTCP Quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa.
Bộ GTVT tổ chức Lễ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các CTCP Quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa từ Bộ GTVT về TCT Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) |
Sáng nay (7/11), Bộ GTVT tổ chức Lễ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các CTCP Quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa từ Bộ GTVT về TCT Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Trước đó, thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá cung cấp các dịch vụ công, năm 2014, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thực hiện CPH 10 đơn vị sự nghiệp công lập quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa thuộc Cục Đường thuỷ nội địa VN.
Đầu năm 2015, các đơn vị đã hoàn thành cổ phần hoá, chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP. Năm 2016, thực hiện chủ trương tách bạch chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho DN tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ công ích, Ban cán sự đảng Bộ GTVT đã có Nghị quyết chỉ đạo thự chiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 8 CTCP Quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa số 4, 7, 9, 11, 12, 13, 14, 15 về SCIC.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: 8 CTCP này thực hiện cung ứng dịch vụ công ích bảo trì đường thuỷ nội địa, có vốn điều lệ bình quân là 8,68 tỷ đồng/đơn vị, vốn điều lệ cao nhất là 11,6 tỷ đồng, thấp nhất là 6,45 tỷ đồng. Vốn nhà nước bình quân là 4,4 tỷ đồng/đơn vị, cao nhất là 5,9 tỷ đồng, thấp nhất là 3,2 tỷ đồng. Tỷ lệ nắm giữ của nhà nước đều ở mức chi phối từ 51 – 52% vốn điều lệ, chỉ duy nhất 1 đơn vị có tỷ lệ này là 48%.
"SCIC sẽ thực hiện tiếp nhận nguyên trạng phần vốn nhà nước, bao gồm cả người đại diện phần vốn nhà nước hiện nay", Thứ trưởng Trường khẳng định.
Phó tổng giám đốc phụ trách SCIC Hoàng Nguyên Học cho biết đến nay, TCT đã tiếp nhận vốn từ khoảng 1.000 DN, đồng thời bán hết vốn tại 850 DN, chủ yếu là các DN nhỏ, tổng số tiền thu về cao gấp 2,6 lần với tổng số lãi khoảng 6.000 tỷ đồng. Số 150 DN còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô lớn hoặc các DN vẫn cần giữ lại.
Với 8 DN tiếp nhận ngày hôm nay, ông Học cho biết tổng vốn nhà nước không nhiều, chỉ 35 tỷ đồng song lại có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự quyết tâm của Bộ GTVT, các công ty trong việc tiếp tục thực hiện tái cấu trúc DNNN. "Đây không phải là chuyển giao DN mà là chuyển giao quyền đại diện phần vốn nhà nước tại DN. Sau khi chuyển giao, các DN vẫn tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GTVT, kể cả vấn đề về thi đua, khen thưởng", ông Học nói và cho biết thêm: Toàn bộ 24 người đại diện phần vốn mà trước đây Bộ đã giao nhiệm vụ sẽ tiếp tục đảm nhiệm công việc này theo chỉ đạo của SCICI.
Thanh Bình
New articles
- Trao đổi chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm về kiểm tra phương tiện thủy cho nhân sự của Cục Vận tải thủy Bộ Công chính và Vận tải Lào
- Thúc đẩy đầu tư, khai thác lợi thế vận tải đường thủy nội địa
- Phát triển đường thuỷ nội địa - giải pháp kéo giảm bền vững chi phí logistics Việt Nam
- Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Hài hòa hóa quy định vận tải thủy các nước Mê Công - Lan Thương