Xuất bản thông tin
Ngày 23/7/2015, Lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam làm việc với Lãnh đạo tỉnh Nam Định về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Nam Định
Tổ CNTT Cục ĐTNĐ VN
Về phía Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định có ông Nguyễn Viết Hưng, Phó chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các ngành Công an, Giao thông vận tải, Kế hoạch - Đầu tư, Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp và PTNT. Phía Cục ĐTNĐ Việt Nam có ông Hoàng Hồng Giang - Cục trưởng, cùng các Lãnh đạo Cục, Chi cục Đường thủy nội địa phía bắc, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực II, các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Tại cuộc họp, hai bên thống nhất một số nội dung sau:
1. Để thúc đẩy sự phát triển, trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định triển khai:
- Xem xét quy hoạch xây dựng hệ thống cảng thủy nội địa đầu mối mang tính chiến lược trong đó cần xác định vị trí phù hợp, đảm bảo đủ điều kiện kết nối với các loại hình vận tải khác.
- Có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải để xem xét, bố trí nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng đối với việc xây dựng Cảng Nam Định mới để có thể kêu gọi các nhà đầu tư theo hình thức xã hội hóa.
Cục trưởng Hoàng Hồng Giang và Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Viết Hưng
2. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước chuyên ngành, thúc đẩy vận tải thủy phát triển, cần thực hiện các nội dung sau:
- Đối với công tác phối kết hợp: Cục tăng cường phối hợp với các Sở, ban ngành của địa phương để kịp thời giải quyết những tồn tại, bất cập xảy ra.
- Về công tác quy hoạch: Trên cơ sở dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông ĐTNĐ đến 2020 và định hướng 2030, hai bên phối hợp để cùng hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết về giao thông đường thủy. Trong đó, đặc biệt chú ý đến quy hoạch các cảng, cảng chuyên dùng, cảng đầu mối, đảm bảo kết nối tuyến giao thông đường thủy nội địa Trung ương và địa phương.
Phối hợp rà soát lại toàn bộ các bến thủy nội địa đang tồn tại để tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng; đối với những bến thủy nội địa nằm ngoài quy hoạch, không an toàn cần đề xuất biện pháp xử lý phù hợp; rà soát, cập nhật những bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh, hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết.
- Về công tác quản lý cảng, bến thủy nội địa: rà soát lại toàn bộ các bến thủy nội địa để đề xuất hướng xử lý; nghiên cứu đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật về việc cho phép, cấp phép, mở bến, chấp thuận quy hoạch.
- Về công tác ATGT: khảo sát, xem xét điều chỉnh lại luồng tuyến tại khu vực cầu Tân Phong - sông Đào nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện qua lại; kiểm tra lại phương án đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực thi công cầu; xử lý những phương tiện không tuân thủ quy tắc giao thông đường thủy.
- Công tác nạo vét tận thu, khai thác mỏ: Nạo vét tận thu kêu gọi được kinh phí của các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng luồng tuyến giao thông đường thủy nội địa. Khi các dự án được chấp thuận chủ trương, cần thông báo và xin ý kiến của các Sở, ban ngành địa phương về tác động của dự án cũng như phối hợp trong công tác quản lý.
Đối với các mỏ khai thác cát: Đề nghị UBND tỉnh khi cấp giấy phép mỏ khai thác cát cần thông báo cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam biết để tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn giao thông.
- Công tác đầu tư xây dựng: Việc đầu tư xây dựng cảng Nam Định, nạo vét cửa Ba Lạt, nâng cấp tuyến Ninh Bình – Nam Định - Hà Nam lên cấp II; xem xét kêu gọi các nhà đầu tư nạo vét luồng tại khu vực của Ba Lạt theo hình thức xã hội hóa.
Quang cảnh hội nghị
3. Về chính sách ưu đãi cho đường thủy: Cục đang xây dựng dự thảo cơ chế chính sách ưu đãi cho đường thủy nội địa trong đó đề cập đến ưu đãi về thuế, quỹ đất, đầu tư xây dựng cảng bến… nhằm thúc đẩy cho giao thông vận tải đường thủy nội địa phát triển mạnh.
4. Thời gian tới, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và tỉnh Nam Định tiếp tục phối hợp trong quy hoạch phát triển giao thông đường thủy nội địa; công tác đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; quản lý, khai thác cảng, bến thủy; quản lý vận tải, phương tiện và thuyền viên; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
New articles
- Trao đổi chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm về kiểm tra phương tiện thủy cho nhân sự của Cục Vận tải thủy Bộ Công chính và Vận tải Lào
- Thúc đẩy đầu tư, khai thác lợi thế vận tải đường thủy nội địa
- Phát triển đường thuỷ nội địa - giải pháp kéo giảm bền vững chi phí logistics Việt Nam
- Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Hài hòa hóa quy định vận tải thủy các nước Mê Công - Lan Thương