Xuất bản thông tin
Dự án chuyển giao các chức năng quản lý lưu vực sông của Uỷ hội về các quốc gia
Để thực hiện chỉ đạo của các nhà lãnh đạo của các Chính phủ tại Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất tại Hủa Hỉn – Thái Lan vào tháng 4/2010 và thực hiện Kế hoạch Chiến lược của Uỷ hội giai đoạn 2011-2015 được Hội đồng Uỷ hội thông qua tại Phiên họp lần thứ 17 vào tháng 1 năm 2011 đối với việc tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính vào năm 2030, Uỷ hội sông Mê Công quốc tế đang tiến hành các hoạt động xây dựng lộ trình chuyển giao các chức năng quản lý lưu vực sông của Ủy hội về cho các quốc gia thành viên.
Các chức năng được chia thành 4 nhóm chính:
- Các chức năng hành chính và quản lý của Ban Thư ký Uỷ hội;
- Các chức năng quản lý lưu vực sông;
- Các chức năng tăng cường năng lực và phát triển công cụ; và
- Các chức năng dịch vụ tham vấn và tư vấn.
Trong đó, nhóm chức năng thứ 2 về quản lý lưu vực sông (gồm 1- Thu thập, trao đổi số liệu và giám sát; 2- Phân tích, mô hình hóa và đánh giá; 3- Hỗ trợ quy hoạch; 4- Dự báo, cảnh báo và ứng phó khẩn cấp; 5- Thực hiện các Thủ tục của Ủy hội sông Mê Công; 6- Khuyến khích đối thoại và hợp tác; 7- Báo cáo và phổ biến thông tin) là trọng tâm của quá trình chuyển giao.
Các quốc gia đã thống nhất 4 mức độ chuyển giao (Tập trung tại vùng; Chuyển giao "thấp"; Chuyển giao "trung bình"; và Chuyển giao "cao").
Các mức độ này phản ánh việc một hoạt động cụ thể sẽ do các cơ quan tại các nước thành viên hoặc Ban Thư ký Ủy hội đảm nhiệm, từ ‘mức độ chuyển giao cao' (toàn bộ công việc được thực hiện ở cấp quốc gia) cho đến "mức độ tập trung" (những hoạt động cấp vùng). Thang xếp hạng này được sử dụng để xếp loại các hoạt động/phần việc nhằm làm rõ mức độ dự kiến sẽ chuyển giao các hoạt động trong Ủy hội và cuối cùng là làm rõ vai trò và trách nhiệm của các cấp khác nhau.
Tháng 3 năm 2012, Việt Nam là quốc gia thành viên đầu tiên tiếp nhận việc duy trì và vận hành các trạm quan trắc thủy văn của Dự án HYCOS từ Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế.
Hiện tại Việt Nam đang xây dựng Lộ trình chuyển giao của quốc gia và dự kiến cuối năm Uỷ hội sẽ thông qua Lô trình chuyển giao ở cấp vùng.
New articles
- Trao đổi chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm về kiểm tra phương tiện thủy cho nhân sự của Cục Vận tải thủy Bộ Công chính và Vận tải Lào
- Thúc đẩy đầu tư, khai thác lợi thế vận tải đường thủy nội địa
- Phát triển đường thuỷ nội địa - giải pháp kéo giảm bền vững chi phí logistics Việt Nam
- Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Hài hòa hóa quy định vận tải thủy các nước Mê Công - Lan Thương