Xuất bản thông tin
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona (nCoV) gây ra đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và đã xuất hiện tại một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút Corona biến chứng gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường tiếp xúc gần, hoặc nước bọt. Ngày 28/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra. Bộ GTVT cũng ban hành Chỉ thị số 02/CT-BGTVT ngày 26/1/2020 về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Một số giải pháp phòng ngừa dịch bệnh được Bộ Y tế và các chuyên gia khuyến cáo người dân và người tham gia giao thông đường thủy nội địa:
1. Đối với người có triệu chứng nhiễm bệnh:
- Tránh đi lại, du lịch nếu đang bị sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển với nhân viên y tế.
- Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đang di chuyển hoặc du lịch bằng đường thủy nội địa, cần thông báo ngay cho nhân viên trên tàu, bến khách hoặc cơ quan quản cảng vụ, và tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
- Khi ho, hắt hơi cần che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo; sau khi sử dụng khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay sạch sẽ; không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; tránh tiếp xúc gần với các động vật nuôi hoặc hoang dã.
2. Một số lưu ý để phòng, chống lây nhiễm nCoV
- Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng; chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín; đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
- Khi phát hiện người có nguy cơ nhiễm bệnh, cần liên hệ với Bộ Y tế để báo thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019 qua số điện thoại đường dây nóng: 19003228, hoặc có thể liên hệ trực tiếp với các cơ sở y tế tại địa phương.
3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp vận tải thủy
Trước nguy cơ bùng phát của dịch bệnh, cảng vụ đường thủy nội địa và các chủ cảng, bến, chủ phương tiện chở khách cần thực hiện một số nội dung sau:
- Cảng vụ đường thủy nội địa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện phương án phòng, chống và đối phó với tình huống dịch bệnh có thể xảy ra tại các cảng, bến khách.
- Chủ cảng, bến khách, phương tiện thủy chở khách triển khai thực hiện tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch cho nhân viên và hành khách; xem xét thực hiện việc phòng bệnh trên các các phương tiện vận tải hành khách. Tại các bến khách có mật độ giao thông đông đúc, các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với hành khách như bán vé, soát vé, hướng dẫn,.. cũng phải đeo khẩu trang để tự bảo vệ mình, đồng thời phòng ngừa cho hành khách.
- Đối với trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, chủ phương tiện, cảng, bến cần phối hợp với cảng vụ ĐTNĐ triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn ngừa, cách ly, và báo ngay với đường dây nóng của Bộ Y tế hoặc cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Độc giả tham khảo khuyến cáo của Bộ Y tế và WHO về việc phòng, chống dịch bệnh:
Phòng KHCN-HTQT&MT
New articles
- CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM ỦNG HỘ NGƯỜI DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG BÃO YAGI
- Đoàn công tác của Cục ĐTNĐ Việt Nam họp song phương với đối tác Mê Công – Lan Thương trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ ký thuật Hài hòa hóa tiêu chuẩn và quy định giữa các nước Mê Công – Lan Thương về vận tải đường thủy tại Thái Lan
- Cục ĐTNĐ Việt Nam phối hợp với Sở GTVT Hà Nội đảm bảo an toàn giao thông đường thủy
- Triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT về khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo ứng phó với mưa, lũ sau bão số 3