Xuất bản thông tin
Nghị định 132/2015 quy định phạt tiền đến 3 triệu đồng đối với tàu khách không lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động-AIS
Tàu chở khách từ bờ ra đảo phải có thiết bị nhận dạng tự động AIS (Ảnh minh họa: tàu chở khách từ cảng Cái Rồng ra đảo Cô Tô, Quảng Ninh) |
Nghị định 132/2015 của Chính phủ Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, quy định xử phạt đối với hành vi không lắp thiết bị AIS trên phương tiện tiện thủy nội địa chở khách từ bờ ra đảo.
Cụ thể, phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng đối với hành vi không lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động - AIS trên phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo hoặc hành vi không trang bị phao vô tuyến chỉ báo sự cố qua vệ tinh - S.EPIRB trên tàu hàng mang cấp VR-SB có dung tích từ 300 GT trở lên và tàu khách hoạt động tuyến vận tải ven biển theo quy định.
Việc xử phạt theo Nghị định 132 tương đối "muộn", nhằm tạo điều kiện để chủ các phương tiện trang bị AIS trên tàu của mình. Bởi Nghị định 110/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ (quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, có hiệu lực thi hành từ 5/1/2015) quy định: Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động - AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo. Và đến trước ngày 31/12/2016, các doanh nghiệp đã kinh doanh trước khi Nghị định 110 có hiệu lực thi hành, phải đáp ứng các điều kiện tại nghị định, trong đó có quy định lắp thiết bị AIS.
AIS là gì? AIS (Automatically Identification System) được hiểu là một hệ thống thông tin liên lạc trợ giúp hàng hải, cho phép các tàu trao đổi những thông tin về nhận dạng vị trí, hướng, tốc độ với nhau hoặc trao đổi với các trạm trên bờ. Những thông tin này giúp các phương tiện khi hành hải tránh bị va chạm với nhau, ngoài ra có thể trao đổi các thông tin như trợ giúp khi có sự cố, thông tin thời tiết... Khi kết hợp AIS với một thiết bị thông tin liên lạc khác, AIS còn được ứng dụng trong các trường hợp khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn trên biển. |
Theo Baogiaothong.vn
New articles
- Trao đổi chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm về kiểm tra phương tiện thủy cho nhân sự của Cục Vận tải thủy Bộ Công chính và Vận tải Lào
- Thúc đẩy đầu tư, khai thác lợi thế vận tải đường thủy nội địa
- Phát triển đường thuỷ nội địa - giải pháp kéo giảm bền vững chi phí logistics Việt Nam
- Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Hài hòa hóa quy định vận tải thủy các nước Mê Công - Lan Thương