Xuất bản thông tin
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, tổng thiệt hại về hạ tầng của toàn ngành GTVT trong năm 2014 do các hiện tượng thiên tai gây ra là khoảng 1.360 tỷ đồng. Năm qua, để triển khai công tác phòng, chống thiên tai, thảm họa, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ, các chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện công tác bảo trì đường bộ chú trọng công tác chuẩn bị vật tư, phương án phối hợp ứng cứu đảm bảo giao thông mùa mưa lũ; tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên, các hạng mục công trình dễ bị thiệt hại do lụt, bão như hệ thống rãnh thoát nước, khơi thông cống, gia cố mố, trụ cầu, khơi thông dòng chảy… Ngay sau các cơn bão lớn và những đợt mưa lũ lớn kéo dài, Bộ GTVT đã tổ chức các đoàn công tác đi chỉ đạo tại hiện trường để đẩy nhanh tiến độ đảm bảo giao thông và khắc phục hậu qua do thiên tai gây ra.
Bên cạnh đó, toàn ngành GTVT cũng phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo giao thông, khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra như việc trôi cầu, đứt đường, sụt trượt đất đá lớn, ngập nước… Ngoài việc phối hợp với thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông trong việc phân luồng, phân tuyến, đảm bảo trật tự, an ninh, các đơn vị ngành GTVT đã nhanh chóng điều động lực lượng, vật tư, phương tiện, thiết bị tại chỗ cũng như ứng cứu từ nơi khác để đảm bảo thông đường bước 1 trong thời gian nhanh nhất. Chính vì vậy, công tác chống va trôi, điều tiết đảm bảo giao thông đường thủy nội địa được thực hiện kịp thời nên trong mùa mưa bão năm 2014 công tác điều tiết phương tiện thủy nội địa được thông luồng, thông tuyến, hạn chế được các tai nạn không đáng có xảy ra.
Tuy nhiên, theo Bộ GTVT, do phương tiện, vật tư, thiết bị còn thiếu thốn, phần lớn đã cũ nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo giao thông ngay khi xảy ra sự cố trôi cầu, đứt đường. Bên cạnh đó, kinh phí dự phòng còn rất hạn hẹp, đặc biệt tại các khu vực địa phương, kinh phí dự phòng không đủ để khắc phục hậu quả sau mưa, bão; ý thức trách nhiệm đối với công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai ở một số đơn vị, doanh nghiệp trong ngành giao thông vẫn chưa cao, còn có những đơn vị chưa thật chú trọng đến xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai…
Hơn nữa, trong quá trình đô thị hóa, một số thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp đã san lấp các vùng trũng để xây dựng công trình, nhà cửa, lấn chiếm hành lang thoát nước trên các tuyến đường bộ, đường sắt, làm giảm khu chứa lũ tạm thời nên khi có mưa lớn xảy ra đã gây ngập cục bộ trên các tuyến đường.
Theo báo muasamcong.vn
New articles
- Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Hài hòa hóa quy định vận tải thủy các nước Mê Công - Lan Thương
- Cục ĐTNĐ Việt Nam tham gia đoàn công tác do đồng chí Trần Hồng Minh - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải kiểm tra tình hình triển khai thi công xây dựng dự án cao tốc Hậu Giang- Cà Mau- đoạn cao tốc cuối cùng trên trục cao tốc bắc Nam
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ giữa hai Bộ trưởng
- Đại hội Công đoàn Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V lần thứ I, nhiệm kỳ 2024- 2028