Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Hội nghị song phương trực tuyến về tình hình thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Chiều ngày 20/12/2021 Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam Bùi Thiên Thu và ông Mak Sideth Tổng Cục trưởng Tổng cục Vận tải thủy – Hàng hải và Cảng, bộ Công chính và Vận tải Campuchia đã đồng chủ trì Hội nghị song phương trực tuyến về tình hình thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy (Hiệp định).

Cùng tham dự về phía Việt Nam có Đại tá Lương Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, ông Trần Việt Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Giao thông vận tải, ông Tống Hoàng Kha, Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, và các thành viên/đại diện thành viên Nhóm tạo thuận lợi Hiệp định từ Cục Giám sát Hải quan, Cục Cửa khẩu, Cục Hàng hải Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam; Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải các tỉnh khu vực hiệp định: ông Bùi Hoài An, Phó Giám đốc Sở GTVT Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Phú Tân, Giám đốc sở Giao thông vận tải An Giang, ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp và Lãnh đạo các Hiệp hội, Doanh nghiệp hoạt động tuyến vận tải thủy hai nước; Về phía Campuchia, có ông Noun Chanrith Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan và Thuế, Đại tướng Pin Pisech, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục Di trú, ông Bong Vuthy, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Vận tải thủy – Hàng hải và Cảng và các thành viên/đại diện thành viên Nhóm tạo thuận lợi Hiệp định Campuchia từ Bộ Giao thông Công chính, Chính quyền cảng Phnom Penh, Tổng Cục Hải quan & Thuế, Bộ Nội vụ và Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Campuchia.

Báo cáo tại Hội nghị, thường trực hiệp định cho biết quá trình triển khai Hiệp định hai nước đã làm thủ tục cho gàn 78 nghìn lượt phương tiện, hơn 400 nghìn lượt thuyền viên, gần 20 triệu tấn hàng hóa, gần 1,3 triệu lượt hành khách thông qua, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hữu nghị giữa hai nước. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu trên tuyến lần lượt là 609,5 triệu USD và 70,3 triệu USD.

Trong 11 tháng đầu năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, không có vận tải hành khách du lịch qua lại nhưng lượng phương tiện xuất nhập cảnh đạt gần 5000 lượt, kim ngạch xuất khẩu đạt 4.350 triệu USD, tăng 5% so với cả năm 2020, nhập khẩu đạt 4.281 triệu USD tăng gần 400% so với năm 2020, chỉ riêng hàng hóa quá cảnh trên tuyến đạt khoảng 321.000 TEU.

Phía Campuchia cũng thông báo, tuyến vận tải thủy Hiệp định không chỉ là tuyến vận tải huyết mạch nối các Cảng biển lớn và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam mà còn được Chính phủ Campuchia hết sức quan tâm. Chính phủ Campuchia đã phê duyệt để thực hiện các công tác nạo vét đạt độ sâu tới 7,5m cho các tuyến luồng sông Mê Công kết nối với Cảng Phnom Penh để các tàu trên 2000GT có thể lưu thông.

 

Tại Hội nghị, hai bên đã thảo luận một số khó khăn, bất cập cần được khẩn trương tháo gỡ, đảm bảo tuân thủ Hiệp định đã ký kết và tạo thuận lợi hơn nữa cho vận tải hàng hóa, hành khách trên tuyến vận tải Hiệp định; thống nhất 8 nội dung đưa vào biên bản Hội nghị, gồm:

(1) Làm việc với Bộ Công thương, Bộ Tài chính theo hướng tạo thuận lợi nhất cho vận tải hàng hóa theo tinh thần của Hiệp định

(2) Đề nghị cơ quan Hải quan hạn chế tối đa việc kiểm tra thực tế hàng quá cảnh

(3) Cục sẽ báo cáo Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh không thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cảng biển

(4) Nhất trí đề nghị thuyền viên đi thẳng, không phải đổi thay toàn bộ thuyền viên ở cửa khẩu (ngày 21/12/2021, UBND tỉnh Đồng Tháp đã bỏ yêu cầu phải thay toàn bộ thuyền viên tại cửa khẩu).

(5) Thường trực Hiệp định thông báo các cơ quan tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phương tiện khi đến cửa khẩu ngoài giờ làm việc

(6) Phía Campuchia hoàn thiện cơ sở hạ tầng để làm thủ tục trực tuyến cho tàu thuyền hoạt động trên tuyến.

(7) Phía Campuchia nâng cấp cơ sở hạ tầng của cảng Phnom Penh để đón được tàu lớn hơn, giảm thiểu thời gian làm hàng tại cảng.

(8) Hai bên thống nhất sẽ nghiên cứu, đưa tuyến vận tải thủy ven biển vào Hiệp định để tạo thuận lợi hơn nữa cho vận tải đường thủy giữa hai nước.

Một số hình ảnh tại hội nghị

                                

Quay lại