Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Loại hình vận tải siêu rẻ chỉ bằng ¼ đường bộ, ½ đường sắt, tốn chưa đến 2% vốn đầu tư nhưng vận chuyển đến 18% hàng hoá của Việt Nam
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Đường thủy nội địa có thị phần luân chuyển hàng hóa hàng năm đạt khoảng 18%. Nhưng số vốn đầu tư cho loại hình này chỉ chiếm chưa đến 2% trong tổng số vốn đầu tư toàn ngành giao thông vận tải.

Loại hình vận tải siêu rẻ chỉ bằng ¼ đường bộ, ½ đường sắt, tốn chưa đến 2% vốn đầu tư nhưng vận chuyển đến 18% hàng hoá của Việt Nam- Ảnh 1.

Việt Nam có lợi thế về sông ngòi lớn khi có đến 2.360 con sông, kênh có chiều dài khoảng 42.000 km với 9 hệ thống sông lớn đổ ra biển thông qua 120 cửa sông. Trong đó, tổng chiều dài đường thủy nội địa cả nước đang quản lý, khai thác là hơn 17.000 km.

Loại hình vận tải siêu rẻ chỉ bằng ¼ đường bộ, ½ đường sắt, tốn chưa đến 2% vốn đầu tư nhưng vận chuyển đến 18% hàng hoá của Việt Nam- Ảnh 2.

Vận tải bằng đường thủy là phương thức vận tải có ưu điểm lớn về bảo vệ môi trường, an toàn, có thể vận chuyển khối lượng lớn, hàng siêu trường siêu trọng, đảm bảo phát triển bền vững… Ngoài ra, phí vận chuyển bằng đường thủy nội địa cũng chỉ bằng 1/4 vận tải đường bộ và 1/2 đường sắt.

Loại hình vận tải siêu rẻ chỉ bằng ¼ đường bộ, ½ đường sắt, tốn chưa đến 2% vốn đầu tư nhưng vận chuyển đến 18% hàng hoá của Việt Nam- Ảnh 3.

Tính đến năm 2021, cả nước có gần 300 cảng, trong số đó có khoảng hơn 190 cảng hàng hóa, 9 cảng hàng khách và gần 100 cảng chuyên dùng. Khoảng 235.000 phương tiện thủy nội địa, hơn 1.700 doanh nghiệp vận tải đường thủy.

Loại hình vận tải siêu rẻ chỉ bằng ¼ đường bộ, ½ đường sắt, tốn chưa đến 2% vốn đầu tư nhưng vận chuyển đến 18% hàng hoá của Việt Nam- Ảnh 4.

Hiện thị phần luân chuyển vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa đạt gần 18%, hành khách đạt 5% toàn ngành. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với lợi thế vận tải thủy nên thị phần luân chuyển hàng hóa các vùng này bằng đường thủy chiếm tỷ lệ khá cao, lần lượt là 45%, 47% và 79,7%. Ảnh: Tô Cường.

Loại hình vận tải siêu rẻ chỉ bằng ¼ đường bộ, ½ đường sắt, tốn chưa đến 2% vốn đầu tư nhưng vận chuyển đến 18% hàng hoá của Việt Nam- Ảnh 5.

Số liệu năm 2023 cho thấy, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy đạt 476 triệu tấn (tăng 18,7% so với năm năm 2022). Không chỉ vận chuyển hàng hóa tăng, mà vận chuyển hàng khách của loại hình này cũng tăng 6,4%.

Loại hình vận tải siêu rẻ chỉ bằng ¼ đường bộ, ½ đường sắt, tốn chưa đến 2% vốn đầu tư nhưng vận chuyển đến 18% hàng hoá của Việt Nam- Ảnh 6.

Dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên so với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì lĩnh vực đường thủy nội địa vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu do đường thủy nội địa vẫn chưa được quan tâm đầu tư tương xứng với vai trò trong hệ thống giao thông vận tải cả nước, nguồn vốn đầu tư mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đầu tư, chưa đồng bộ giữa tuyến luồng…

Loại hình vận tải siêu rẻ chỉ bằng ¼ đường bộ, ½ đường sắt, tốn chưa đến 2% vốn đầu tư nhưng vận chuyển đến 18% hàng hoá của Việt Nam- Ảnh 7.

Nhiều năm qua, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực đường thủy nội địa chỉ chiếm chưa đến 2% trong tổng số vốn đầu tư toàn ngành giao thông vận tải, cùng với đó là nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cho lĩnh vực này có quy mô rất hạn chế.

Loại hình vận tải siêu rẻ chỉ bằng ¼ đường bộ, ½ đường sắt, tốn chưa đến 2% vốn đầu tư nhưng vận chuyển đến 18% hàng hoá của Việt Nam- Ảnh 8.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đường thủy nội địa. Trong đó có thể kể đến là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý; triển khai đồng thời 5 quy hoạch ngành giao thông vận tải (đường bộ, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không) theo hướng tích hợp, đảm bảo tính đồng bộ, kết nối…

Loại hình vận tải siêu rẻ chỉ bằng ¼ đường bộ, ½ đường sắt, tốn chưa đến 2% vốn đầu tư nhưng vận chuyển đến 18% hàng hoá của Việt Nam- Ảnh 9.

Theo Quy hoạch Kết cấu hạ tầng Đường thủy nội địa Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. Mục tiêu đến năm 2030, khối lượng vận chuyển hàng hóa của loại hình này đạt khoảng 715 triệu tấn; Khối lượng vận chuyển hành khách đạt khoảng 397 triệu lượt khách…

Loại hình vận tải siêu rẻ chỉ bằng ¼ đường bộ, ½ đường sắt, tốn chưa đến 2% vốn đầu tư nhưng vận chuyển đến 18% hàng hoá của Việt Nam- Ảnh 10.

Cũng theo Quy hoạch, sẽ cải tạo nâng cấp các tuyến chính có mật độ vận tải cao, đáp ứng chạy tàu 24/24 giờ; Phấn đấu tổng chiều dài các tuyến khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000 km. Cùng với đó, phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trên các hành lang vận tải thủy…

Loại hình vận tải siêu rẻ chỉ bằng ¼ đường bộ, ½ đường sắt, tốn chưa đến 2% vốn đầu tư nhưng vận chuyển đến 18% hàng hoá của Việt Nam- Ảnh 11.

Đồng thời, thị phần vận tải lĩnh vực đường thủy nội địa đã quy hoạch tăng từ 18% lên 24%, chú trọng kết nối đường thủy nội địa đến các cảng biển. Đặc biệt, sẽ đa dạng hóa thu hút nguồn lực đầu tư và có trọng tâm. Trong đó, vốn ngân sách tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng công cộng. Nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư vào bến cảng. Ảnh: Tô Cường.

Loại hình vận tải siêu rẻ chỉ bằng ¼ đường bộ, ½ đường sắt, tốn chưa đến 2% vốn đầu tư nhưng vận chuyển đến 18% hàng hoá của Việt Nam- Ảnh 12.

Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2030, sơ bộ nhu cầu vốn đầu tư phát triển đường thủy nội địa hơn 157.500 tỷ đồng, dự kiến huy động ngoài ngân sách khoảng 129.000 tỷ (chiếm 82%); Sơ bộ nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển khoảng 313.000 tỷ đồng, dự kiến huy động ngoài ngân sách khoảng 297.500 tỷ đồng (chiếm 95%).

Khối lượng hàng hóa vận chuyển là khối lượng hàng hóa được vận chuyển không phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển. Khối lượng hàng hóa vận chuyển được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa đã vận chuyển (kể cả bao bì). Khối lượng hàng hóa vận chuyển chỉ được tính sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi giao nhận theo quy định trong hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục giao nhận.

Khối lượng hàng hóa luân chuyển là khối lượng hàng hóa được vận chuyển tính theo chiều dài của quãng đường vận chuyển. Phương pháp tính bằng cách lấy khối lượng hàng hóa vận chuyển nhân với quãng đường đã vận chuyển.

Bài và ảnh: Ngọc Đẹp

Nguồn: https://antt.nguoiduatin.vn/loai-hinh-van-tai-sieu-re-chi-bang-duong-bo-duong-sat-ton-chua-den-2-von-dau-tu-nhung-van-chuyen-den-18-hang-hoa-cua-viet-nam-13317.html 

Quay lại