Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Tăng cường phối hợp liên ngành đảm bảo TTATGT đường thủy nội địa Việt Nam
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Đó là phương hướng đặt ra tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện công tác phối hợp liên ngành giữa Cục Đường thuỷ nội địa( ĐTNĐ) Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam và Cục CSGT.

MJM_8465

Lãnh đạo 3 Cục ký Quy chế phối hợp giữa lực lượng cảnh sát, đăng kiểm và ĐTNĐ.

Nâng cao công tác quản lý

Ông Trần Kỳ Hình, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng, Quy chế 04 là cơ sở rất quan trọng để các lực lượng từ Cục đến cơ sở thực hiện phối hợp. Thực tế 10 năm tổ chức thực hiện Quy chế 04 và kết quả công tác phối hợp 3 lực lượng trong bảo đảm TTATGT đường thuỷ cho thấy Quy chế là rất phù hợp, cần thiết với tình hình thực tiên và có hiệu quả rất cao trong công tác đảm bảo TTATGT được thuỷ, đã tạo được cơ chế phối hợp chặt chẽ, có tính pháp lý ràng buộc giữa các lực lượng. Thông qua quy chế phối hợp, từng năm giữa Cục CSGT, Cục ĐTNĐ Việt Nam và Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị liên quan đều xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện.

"Sự nỗ lực của các lực lượng phối hợp đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên ĐTNĐ. Nếu năm 2005 các cơ quan chức năng mới chỉ công bố quản lý được 8.036 km đường sông và thực tế quản lý chưa đáp ứng yêu cầu an toàn vận tải thì đến nay, ngành GTVT đã công bố, tổ chức quản lý, bảo trì 19.257 km, trong đó 6.678,6 km tuyến ĐTNĐ quốc gia, 12.579 km tuyến ĐTNĐ địa phương", ông Trần Kỳ Hình cho biết thêm.

MJM_8434
Ông Dương Ngọc tiến, Phó Cục trưởng Cục CSGT phát biểu tại Hội nghị

Theo đó,  liên ngành 3 Cục xây dựng nhiều chuyên đề để tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm, phức tạp về TTATGT đường thuỷ. Điển hình, liên ngành đã kiểm tra, đánh giá tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông ĐTNĐ của 1.058 cơ sở, xử phạt đối với 207 cơ sở vi phạm; xử lý 4.714 trường hợp phương tiện thuỷ vi phạm các quy định về an toàn kỹ thuật, tăng cường kiểm tra hoạt động tàu khách du lịch, tàu cao tốc, phương tiện vui chơi giải trí…

Ông Dương Ngọc Tiến, Phó Cục trưởng Cục CSGT cho biết, trong năm 2015, đơn vị Thanh tra giao thông ĐTNĐ, Cảng vụ ĐTNĐ đã kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành những quy định của pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa, phát hiện xử lý 14.598 trường hợp vi phạm, nộp kho bạc nhà nước 17,012 tỷ đồng. Qua kiểm tra của lực lượng cảnh sát đường thuỷ đã tổ chức hơn 42.825 ca tuần tra kiểm soát với 146.787 cán bộ cảnh sát tham gia. Qua đó  kiểm tra, lập biên bản xử lý 210.236 trường hợp vi phạm TTATGT đường thuỷ, với 215.469 hành vi vi phạm, ra quyết định phạt tiền 196.085 trường hợp, chuyển kho bạc nhà nước 120.513.251.000  tỷ đồng, đình chỉ 459 các trường hợp không đảm bảo điều kiện hoạt động, tịch thu 4 bằng, chứng chỉ chuyên môn giả, tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn có thời hạn 74 trường hợp.

MJM_8481
Ông Khuất Việt Hùng trao bằng khen cho các tổ chức xuất sắc. 

 Đồng thời,trong năm 2015, tổ chức 9 đoàn liên ngành cấp Cục kiểm tra công tác phối hợp của các đơn vị liên ngành cơ sở, kiểm tra thực tế luồng tuyến, cảng bến thuỷ nội địa, công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện, bảo đảm TTATGT đối với hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hành khách ngang sông… tại 27 địa phương. Qua kiểm tra, ngoài đánh giá về công tác phối hợp các đoàn công tác đã nêu được những điểm mạnh trong hoạt động quản lý giao thông ĐTNĐ, đồng thời cũng đã nêu được những điểm mạnh trong hoạt động quản lý giao thông ĐTNĐ. Ngoài ra, liên ngành còn chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và phân tích những nguy cơ gây mất an toàn trên tuyến đường thuỷ nội địa ở từng địa phương, từ đó có những đề xuất, kiến nghị và yêu cầu địa phương có những biện pháp chấn chỉnh, khắc phục tồn tại để đảm bảo TTATGT.

Còn tồn tại nhiều hạn chế

Trao đổi tại hội nghị, các cơ quan, đơn vị liên quan trình bày tham luận về công tác triển khai Quy chế và những khó khăn họ gặp phải. Trong đó, vấn đề ý thức người dân còn kém, chưa hiểu hết luật ĐTNĐ là vấn đề nổi cộm và đang gặp phải ở nhiều địa phương. Trong đó,ông Trần Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục ĐTNĐ phía Nam cho biết, ý thức chấp hành người tham gia giao thông chưa cao, hiện tượng xà lan chở quá tải vẫn còn phổ biến và liên ngành còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xử phạt vì chế tài xử phạt còn hạn chế.

"Tất cả bến đò đều được trang bị áo phao tuy nhiên khách đi đò không mặc hoặc chỉ mặc khi có đoàn công tác kiểm tra. Đặc biệt, tại khu vực phía Nam, các hợp tác xã, hộ dân nuôi trồng thuỷ sản còn để các hàng giăng đáy, cọc, lú đánh bắt cá các loại trên luồng gây cản trở giao thông và tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao", ông Trung nhấn mạnh.

giao thong duong thuy
Nhiều bến đò ngang tự phát, không đăng ký hoạt động hoặc không đủ điều kiện vận tải khách nhưng vẫn đưa rước khách mỗi ngày ( ảnh minh hoạ)

Cũng như ông Trần Quang Trung, Phó trưởng phòng CSGT đường thuỷ tỉnh Đồng Tháp đồng tình với ý kiến ý thức người dân còn chưa cao nhất là trong hoạt động vận tải cát trên sông. Các sà lan thường chở quá tải tuy nhiên khi lực lượng chức năng phát hiện xử lý còn gặp nhiều khó khăn vì không có nơi hạ tải. Đồng thời, việc khai thác cát trên sông cũng là nguy cơ tiểm ẩn TNGT cao bởi khai thác sâu hơn cho phép, thả phao không đầy đủ…

Ngoài ra, ông Đỗ Trung Học, Trưởng phòng Tàu sông (Cục Đăng kiểm Việt Nam) chia sẻ số phương tiện quay lại đăng kiểm hàng năm không đúng hạn còn nhiều và một trong những nguyên nhân lớn nhất là số liệu thống kê các phương tiện không  chính xác, có thể là số liệu ảo. Đồng thời, còn trường hợp có những phương tiện mới nhưng không được khai báo và lực lượng chức năng khó kiểm soát các phương tiện nhỏ.

Trước những ý kiến đó, Thiếu tướng Trần Sơn Hà - Cục trưởng Cục CSGT cho rằng trong thời gian tới, lực lượng liên ngành cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm chấn chỉnh những vi phạm trên ĐTNĐ và nâng cao nhận thức, ý thức cũng như sự hiểu biết về pháp luật cho người dân. Đồng thời, các đơn vị liên quan cần phải thống kê lại phương tiện để nắm chắc số lượng phương tiện từ đó mới đưa ra đc kế hoạch quy hoạch và phát triển Tại hội nghị, thiếu tướng Trần Sơn Hà chuyển giao vai trò thường trực từ Cục CSGT cho Cục ĐTNĐ Việt Nam.

Nhận vai trò mới, ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam hứa và cam kết sẽ làm việc hết mình, phối hợp chặt chẽ với 2 Cục hoàn thành nhiệm vụ được giao. "Tôi đề nghị năm 2016, 3 Cục cùng phối hợp tăng cường hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường số lượng, chất lượng và kỷ cương của người thi hành công vụ trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ. Đồng thời tăng cường, đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông để cung cấp kết cấu hạ tầng giao thông tốt nhất và an toàn nhất", ông Giang cho biết.

Tại Hội nghị, dự thảo Quy chế phối hợp giữa lực lượng cảnh sát đường thuỷ, Cục ĐTNĐ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam trong công tác đảm bảo TTATGT đường thuỷ nội địa ( thay thế Quy chế số 04/PHLN-ĐK) đã được thông qua.

Năm 2016, Cục CSGT, Cục ĐTNĐ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông ĐTNĐ bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng; kiểm tra hoạt động vận tải thủy trên các tuyến đường thủy nội địa, công tác quản lý trong hoạt động vận tải thủy; phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm và đỉnh chỉ hoạt động đối với những vi phạm TTATGT đường thủy nội địa là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông và kiểm tra cơ sở đóng mới, sửa chữa, hoán cải phương tiện thủy nội địa.

Theo tapchigiaothong.vn

Quay lại