Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Thiếu chính sách đột phá, khó đưa hàng từ đường bộ xuống đường thủy
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật yêu cầu Cục Đường thủy đặc biệt tâm đến cơ chế để phát triển vận tải.

IMG_4911

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cũng yêu cầu Cục ĐTNĐ Việt Nam làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp

Ngày 7/7, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật dự hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 của Cục Đường thủy nội địa VN. Theo thông tin tại hội nghị, tổng sản lượng vận tải thủy toàn quốc trong 6 tháng qua ước đạt hơn 70,2 triệu lượt khách, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, còn vận tải hàng hóa ước đạt hơn 100,09 triệu tấn hàng, tăng 6,9%. Hiện vận tải hàng hóa bằng đường thủy chiếm khoảng 18% tổng thị phần vận tải của ngành GTVT. Mục tiêu được đặt ra là đến năm 2020 chiếm khoảng 28- 32% thị phần.

Thứ trưởng Nguyễn Nhật phát biểu tại hội nghị cho rằng, khó khăn của đường thủy là nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng thấp so với toàn ngành, nên đến nay hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ; mô hình tổ chức quản lý đường thủy trên toàn quốc chưa thống nhất, hiệu quả, còn nhiều lỗ hổng trong quản lý, bất cập trong khuyến khích đầu tư phát triển. Đây là những rào cản trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển vận tải giai đoạn đến năm 2020, mục tiêu đưa hàng hóa từ đường bộ xuống đường thủy.

"Cục Đường thủy nội địa VN cần quan tâm đến vấn đề xây dựng quy phạm pháp luật để lấp các lỗ hổng trong quản lý và đề xuất, đưa ra các cơ chế, chính sách đột phá để phát triển ngành, phát triển vận tải. Mục tiêu cốt lõi là đến năm 2020 phải đưa được hàng hóa xuống đường thủy, vận tải ven biển như mục tiêu đã đề ra", Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói và nêu thực tiễn là Luật GTĐT nội địa có từ năm 2005, nhưng đến nay nhiều địa phương vẫn chưa có lập xong quy hoạch đường thủy, cảng bến, chưa có cảng vụ địa phương, việc quản lý đường thủy ở nhiều địa bàn bỏ ngỏ.... Vì vậy, Cục Đường thủy ngoài sự nỗ lực của đơn vị, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tham mưu, đơn vị trực thuộc của Bộ GTVT và các địa phương để triển khai các nhiệm vụ của ngành, triển khai các đề án phát triển. 

Theo ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam, sắp tới Cục sẽ tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 47 của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/10/2015 về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa, để tiếp tục đề xuất các cơ chế, chính sách mới, đột phá trong quản lý, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, vận tải đường thủy.

Theo H.Lộc (Báo Giao thông)

Quay lại