Xuất bản thông tin
Quy định tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thuỷ nội địa vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Ảnh minh họa
Theo đó, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc nhận được thông tin người, phương tiện bị tai nạn giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm thông báo ngay cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố thiên tai, thảm họa, TNGT đường thủy nội địa hoặc cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn hoặc Cơ quan công an gần nhất một cách nhanh nhất.
Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý ngay thông tin về sự cố thiên tai, thảm họa, TNGT đường thủy nội địa; chuẩn bị ngay phương án, tiến hành tìm kiếm, cứu nạn.
Khi xảy ra sự cố thiên tai, thảm họa, TNGT đường thủy nội địa, cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm tổ chức nắm bắt tình hình về sự cố thiên tai, thảm họa, TNGT đường thủy nội địa để đưa ra phương án phù hợp, điều động hoặc kiến nghị điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị đến ứng phó kịp thời và hiệu quả.
Bên cạnh đó, bảo đảm trật tự, ATGT thông suốt; trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn gây nguy hại đến môi trường thì phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để được giải quyết kịp thời.
Đồng thời, theo dõi từng tình huống, diễn biến của vụ việc để biết, xử lý thông tin, đưa ra chỉ dẫn, biện pháp hỗ trợ, cứu nạn kịp thời đối với người, phương tiện bị nạn và giữa chỉ huy hiện trường với lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia tìm kiếm, cứu nạn; trực tiếp điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi cần thiết; báo cáo ngay cấp có thẩm quyền trực tiếp về tìm kiếm, cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị đến ứng phó khi vượt khả năng ứng phó của mình; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan khác để giải quyết hậu quả công tác tìm kiếm, cứu nạn.
Thuyền trưởng, người lái phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm tham gia cứu người bị TNGT đường thủy nội địa khi phát hiện hay nhận được thông tin về sự cố thiên tai, thảm họa, TNGT đường thủy nội địa gần khu vực đang hoạt động nếu không mất an toàn cho người, phương tiện của mình; thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn biết việc tham gia tìm kiếm, cứu nạn của mình.
Người trên phương tiện gặp sự cố thiên tai, thảm họa, TNGT đường thủy nội địa trong điều kiện có thể, có trách nhiệm tìm mọi biện pháp tự cứu mình và người trên phương tiện, giảm thiểu nguy cơ tử vong do sự cố thiên tai, thảm họa, TNGT đường thủy nội địa xảy ra; liên lạc với các lực lượng, phương tiện, người dân gần nhất để được cứu nạn kịp thời; trực tiếp hoặc thông qua lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn thông báo cho cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn để được chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn.
Theo Báo Giao thông
New articles
- Kiểm tra việc thi hành pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, công bố hoạt động khai thác bến thuỷ nội địa trên đường thuỷ nội địa quốc gia tại Sở GTVT thành phố Cần Thơ
- Hội nghị ban công tác 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ Quý IV/2024
- Công điện KHẨN tập trung ứng phó với bão số 4 trên biển Đông
- Danh sách vị trí hạn chế luồng trên ĐTNĐ quốc gia bảo vệ công trình cầu
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam ủng hộ người dân bị ảnh hưởng của bão Yagi