Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Tuyến vận tải ven biển: Những hiệu quả bước đầu
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Qua 1 năm triển khai khai thác tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đã có gần 5.580 lượt phương tiện thủy tham gia vận tải trên tuyến với gần 5,3 triệu tấn hàng hoá được vận chuyển.


Chuyến tàu chở những tấn hàng đầu tiên của tuyến vận tải ven biển.

Lượng vận chuyển tương đương hơn 176.000 xe tải nặng

Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), qua 1 năm triển khai (từ tháng 7/2014) đến nay, tuyến vận tải trên đã mang lại hiệu quả rất tích cực trong vận chuyển hàng hóa trên tuyến thủy nội địa, đặc biệt là các tuyến vận tải chặng ngắn.

Thêm vào đó, đặc biệt là các nhà máy sản xuất nguyên vật liệu, khu công nghiệp thường nằm sâu trong nội địa nên việc sử dụng phương tiện VR-SB (tàu được chạy trên tuyến pha sông biển ) vào sâu trong nội địa đến các cảng, bến thủy nội địa để chở hàng rất thuận lợi.

Cũng theo Bộ GTVT, từ  khi công bố tuyến vận tải ven biển đã có 556 phương tiện thủy được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện mang cấp VR-SB được phép hoạt động trên tuyến vận tải ven biển. Trong đó, năm 2014 là 105 chiếc, từ đầu năm 2015 đến nay là 451 chiếc.

Còn các Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải trên tuyến cũng đã làm thủ tục cho 5.580 lượt phương tiện mang cấp VR-SB  vào và rời cảng, bến thủy nội địa, cảng biển với 5.283.216 tấn hàng hoá được vận chuyển (tương đương với 176.107 xe tải loại 30 tấn), các mặt hàng chủ yếu được vận chuyển trên tuyến ven biển gồm như than, xỉ than, đá, đất, sắt, phân bón, xi măng, quặng, dầu FO...

Trong đó, đáng chú ý các tuyến từ Quảng Ninh, Hải Phòng đi Thanh Hoá gồm các mặt hàng như vật liệu xây dựng, thiết bị, than ... phục vụ Dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn; Quảng Ninh đi Quảng Bình, Hà Tĩnh có mặt hàng than cám. Tuyến Hải Phòng đi Vũng Áng (Hà Tĩnh) gồm mặt hàng thiết bị, máy móc (đóng container), vật liệu xây dựng ... phục vụ dự án fomosa và khu vực...

Các mặt hàng chủ yếu được chuyên chở bằng tàu mang cấp VR-SB đi từ các cảng phía Bắc vào miền Trung là than các loại, thiết bị, máy móc... và ngược lại là các loại đất, đá, quặng.

Còn tuyến ven biển phía Nam các loại hàng bách hoá, đa dạng hơn và cũng có một số tàu tham gia vận chuyển khách du lịch nhưng rất ít chuyến.

Sẽ triển khai tuyến vận tải ven biển Việt Nam - Thái Lan - Căm-pu-chia

Cũng theo Bộ GTVT, qua thực tế một năm triển khai tuyến vận tải mặc dù đã có những hiệu quả bước đầu nhưng cũng đã bộc lộ một số bất cập như: Hiện nay, công tác tìm kiếm cứu nạn đối với tàu VR-SB còn gặp nhiều khó khăn do thiếu các thông tin liên lạc với tàu, chủ tàu; thiếu thông tin để điều động, hướng dẫn tàu thuyền ra vào luồng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn hàng hải.

Thêm vào đó, để có cơ sở thực hiện việc tính các loại phí, lệ phí thì người làm thủ tục khai báo một số thông tin cần thiết để làm căn cứ quản lý và thực hiện việc tính phí, lệ phí hàng hải (như thời gian đến vùng neo, tổng dung tích…) trong khi đó, thông tin trên giấy phép rời cảng là chưa đủ căn cứ để thực hiện việc tính phí.

Ngoài ra, các thuyền viên tàu VR-SB cũng chưa chú trọng học tập lấy chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển. Còn các chủ tàu cũng chưa thực sự quan tâm, bố trí thuyền viên đáp ứng đủ các yêu cầu trong mỗi ca làm việc trên tàu...

Mặt khác, khi xảy ra sự cố, tai nạn trên biển đối với tàu VR-SB, chưa có quy định cụ thể thuyền trưởng phải thực hiện báo cáo cho Cảng vụ hàng hải khu vực, việc xác nhận việc trình báo của thuyền trưởng chỉ quy định báo cáo Cảng vụ Đường thủy nội địa, đơn vị quản lý đường thủy nội địa, Cảnh sát đường thủy, Ủy ban nhân dân gần nhất

Đồng thời, hoạt động của các tàu VR-SB trên tuyến ven biển ngày càng phát triển, số lượng tàu ngày càng gia tăng, các tàu được đóng mới có trọng tải lớn, cơ sở hạ tầng của cảng, bến như: cầu bến; kho bãi; thiết bị bốc xếp trong khi đó hệ thống hạ tầng kết nối, tuyến luồng còn bị hạn chế, đầu tư quy mô chưa đáp ứng nhu cầu vận tải.

Trên thực tế, một số vùng chưa có khu vực cho tàu neo đậu tránh trú bão hoặc khu tránh, trú bão chưa đáp ứng được số lượng cho các tàu neo đậu. Sự phối hợp thông tin về hoạt động vận tải, tìm kiếm cứu nạn giữa các cơ quan đơn vị cơ sở của Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chưa được cập nhật thường xuyên.

Để giải quyết những bất cập trên, tiếp tục phát huy hiệu quả tuyến vận tải ven biển thì Bộ GTVT cho biết cần tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hướng dẫn Luật đường thủy nội địa, Bộ luật hàng hải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.

Theo Thời báo Tài chính

Đồng thời, Bộ GTVT cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu đưa vào hoạt động tuyến vận tải ven biển Việt Nam - Thái Lan - Căm-pu-chia để tạo điều kiện phát triển vận tải hàng hóa trung chuyển, hành khách.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng sẽ nâng cao hiệu quả khai thác tuyến vận tải thủy Việt Nam - Căm-pu-chia nhằm nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa XNK từ đồng bằng sông cửu long, tăng hàng hóa trung chuyển tới các cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng yêu cầu thuyền viên điều khiển phương tiện mang cấp VR-SB hoạt động trên tuyến ven biển đi đúng tuyến được Bộ Giao thông vận tải công bố; đưa phương tiện ra, vào các cảng, bến đã được công bố hoặc cấp giấy phép hoạt động; thường xuyên cập nhật, thời tiết, khí tượng thủy văn để trách khu vực có thời tiết xấu.

Cuối cùng, Bộ GTVT cũng chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam phải yêu cầu các cảng vụ kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ phương tiện, thuyền viên tàu mang cấp VR-SB, thường xuyên hướng dẫn để thuyền viên nắm được các quy định về an toàn khi hoạt động trên tuyến vận tải ven biển./.

Quay lại