Xuất bản thông tin
Sau khi đã xếp xong hàng xuống phương tiện, người kinh doanh vận tải hàng hóa có nghĩa vụ lập giấy vận chuyển.
Theo quy định tại Thông tư 61 năm 2015 của Bộ GTVT Quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa (ĐTNĐ), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016, sau khi đã xếp xong hàng xuống phương tiện, người kinh doanh vận tải hàng hóa có nghĩa vụ lập giấy vận chuyển (theo mẫu chung).
Khi phát hiện hàng hóa thuộc loại cấm lưu thông phải thông báo cho Cảng vụ hoặc cơ quan có thẩm quyền biết để xử lý. Đối với hàng hóa siêu trường, siêu trọng, người kinh doanh vận tải phải gửi hồ sơ đề nghị phương án vận chuyển đến Cục Đường thủy nội địa VN hoặc Chi cục đường thủy khu vực, hoặc Sở GTVT (nếu rời cảng địa phương và có hành trình nội tỉnh), Cục Hàng hải VN hoặc Chi cục Hàng hải (nếu phương tiện rời từ cảng biển). Trong hai ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, phê duyệt phương án vận tải và gửi cho tổ chức, cá nhân để thực hiện. Nếu không phê duyệt phải có văn bản trả lời rõ lý do. Tổ chức, cá nhân không phải nộp phí hoặc lệ phí đối với việc phê duyệt phương án vận tải.
Người thuê vận tải có nghĩa vụ cung cấp giấy tờ, thông tin cần thiết và đảm bảo tính pháp lý của hàng hóa; có quyền yêu cầu niêm phong hàng hóa gửi đi. Người xếp, dỡ hàng hóa chịu trách nhiệm xếp, dỡ hàng theo sơ đồ hàng hóa hoặc chỉ dẫn của thuyền trưởng.
Theo Báo Giao thông
New articles
- Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Hài hòa hóa quy định vận tải thủy các nước Mê Công - Lan Thương
- Cục ĐTNĐ Việt Nam tham gia đoàn công tác do đồng chí Trần Hồng Minh - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải kiểm tra tình hình triển khai thi công xây dựng dự án cao tốc Hậu Giang- Cà Mau- đoạn cao tốc cuối cùng trên trục cao tốc bắc Nam
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ giữa hai Bộ trưởng
- Đại hội Công đoàn Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V lần thứ I, nhiệm kỳ 2024- 2028