Xuất bản thông tin
Tuyến vận tải thủy Việt Nam - Campuchia vận chuyển trung bình hơn 1 triệu tấn hàng hóa/năm kể từ khi mở tuyến vào năm 2009.
Ảnh minh họa
Ông Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải (Cục Hàng hải VN) cho biết, tuyến vận tải thủy qua biên giới Việt Nam - Campuchia được mở từ năm 2009 theo Hiệp định vận tải thủy giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
"Sau gần 10 năm thông thương, tuyến vận tải này đã giúp các phương tiện thủy chở hàng hóa, chở khách du lịch theo tuyến sông Tiền, sông Hậu cũng có thể chạy thẳng qua biên giới, đến tận Thủ đô Phnom Penh. Theo thống kê, trung bình hàng năm có hơn 1 triệu tấn hàng hóa (chủ yếu là xăng, dầu, bê tông, thức ăn chăn nuôi, phân bón,..) được vận chuyển giữa hai nước. Tính đến nay, hàng hóa xuất khẩu bằng container đã tăng hơn 2,5 lần so với năm đầu tiên (2009) mở tuyến, đạt mức hơn 10 nghìn Teu/năm và dự kiến tuyến vận tải thủy bằng container sang Campuchia có tiềm năng khoảng 100 nghìn TEU/năm", ông Cường thông tin.
Theo đại diện Công ty Gemadept Shipping, tuyến vận tải Việt Nam - Campuchia không chỉ tăng sự kết nối giao thương, khơi thông vận tải tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn đóng vai trò quan trọng trong kết nối, gom hàng cho các tàu lớn tại cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải.
"Tuy vậy, hiện các DN vận tải thủy đang mất nhiều thời gian cho việc xin thủ tục xuất cảnh khi tàu đi thẳng từ Việt Nam đến Campuchia nhưng phải làm thủ tục hai lần", đại diện này nói.
Liên quan đến phản ánh trên, mới đây, Cục Hàng hải VN đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT sớm có giải pháp tháo gỡ. Cục Hàng hải VN cho biết, hiện các DN vận tải bằng phương tiện thủy nội địa từ các cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải, TP. Hồ Chí Minh đi cảng Phnom Penh (Campuchia) qua cửa khẩu Vĩnh Xương - An Giang, Thường Phước - Đồng Tháp.
Căn cứ vào Hiệp định giữa hai nước và nghị định liên quan, các cảng vụ hàng hải căn cứ xác nhận hoàn thành thủ tục trên bản khai chung tàu rời cảng của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại khu vực (biên phòng, hải quan, kiểm dịch y tế,..) giải quyết thủ tục cho phương tiện xuất cảnh và cấp giấy phép rời cảng đến cảng đích là cảng phía Campuchia.
Mặc dù vậy, hiện tại, dù các cơ quan quản lý chuyên ngành đã xây dựng quy trình cho phương tiện làm thủ tục để xuất cảnh đi Campuchia nhưng không thực hiện thủ tục xuất cảnh cho phương tiện thủy nội địa đi Campuchia mà chỉ xác nhận đến Thường Phước, Đồng Tháp. Do đó, trên giấy phép rời cảng từ TP. Hồ Chí Minh không ghi "cảng đích là Phnom Penh" như trước đây khiến DN phải làm thêm một lần nữa với giấy phép rời cảng tại biên giới Thường Phước để ghi "cảng đích là PhnomPenh" trong cùng chuyến hành trình.
Trước thực trạng trên, Cục Hàng hải VN kiến nghị Bộ GTVT giao cho Cục Hàng hải có ý kiến bằng văn bản tới các cơ quan liên quan để thống nhất thủ tục xuất cảnh cho phương tiện thủy nội địa một lần theo đúng quy định tại Hiệp định giữa hai nước.
Nguồn: Báo giao thông
New articles
- Đoàn công tác của Cục ĐTNĐ Việt Nam họp song phương với đối tác Mê Công – Lan Thương trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ ký thuật Hài hòa hóa tiêu chuẩn và quy định giữa các nước Mê Công – Lan Thương về vận tải đường thủy tại Thái Lan
- Cục ĐTNĐ Việt Nam phối hợp với Sở GTVT Hà Nội đảm bảo an toàn giao thông đường thủy
- Triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT về khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo ứng phó với mưa, lũ sau bão số 3
- Cục ĐTNĐ Việt Nam phối hợp công tác tìm kiếm cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu