Đường dẫn liên kết (Breadcrumb) Đường dẫn liên kết (Breadcrumb)

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Xã hội hóa đường thủy nội địa còn gặp nhiều khó khăn
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Đường thủy là một lĩnh vực có nhiều điểm đặc thù hơn so với các lĩnh vực khác, do vậy việc thực hiện công tác xã hội hóa cũng gặp một số hạn chế nhất định. 

 

Kế hoạch xã hội hóa đầu tư giai đoạn 2016 - 2020, lĩnh vực đường thủy nội địa huy động khoảng 13 nghìn tỷ đồng

Theo kế hoạch xã hội hóa đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Giao thông vận tải, trong khi lĩnh vực đường bộ dự kiến huy động khoảng 179 nghìn tỷ đồng vốn ngoài ngân sách để đầu tư các tuyến đường quốc lộ, lĩnh vực hàng không huy động khoảng 56 nghìn tỷ đồng đầu tư vào các nhà ga một số sân bay, cảng hàng không thì lĩnh vực đường thủy nội địa huy động khoảng 13 nghìn tỷ đồng, tập trung đầu tư vào hệ thống cảng chuyên dùng và một số tuyến luồng đường thủy trọng yếu khu vực phía Bắc, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.

Để thực hiện chủ trương này, ngày 22/12/2014, Bộ Giao Thông vận tải đã phê duyệt Đề án Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường thủy nội địa. Theo đề án này, xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng hiện có 2 hình thức đầu tư là nạo vét tận thu và BOT (xây dựng,kinh doanh,chuyển giao). Bộ GTVT đã phê duyệt 45 dự án BOT trong đó: 09 dự án cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải; 04 dự án cải tạo, nâng cấp luồng cửa sông pha biển và 32 dự án cải tạo, nâng cấp, xây mới cảng, bến thủy nội địa.

Theo Cục đường Thủy nội địa Việt Nam, việc thực hiện xã hội hóa vào lĩnh vực đường thủy đang đi đúng hướng với nhiều điều kiện thuận lợi. Ngay trong tháng đầu năm nay, 10 đoạn quản lý đường thủy nội địa còn lại trực thuộc Cục đã hoàn thành việc chuyển sang doanh nghiệp cổ phần hóa, trước đó 5 đoạn đã được cổ phần hóa xong.

Đối với các dự án đang kêu gọi đầu tư, cục đường thủy nội địa đang hoàn thiện cơ chế, thủ tục nhằm thúc đẩy hình thức này để giảm đầu tư từ ngân sách. Đến nay đã có 40 trong tổng số 45 dự án đã được các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm và hiện đã có khoảng 15 dự án đầu tư đã được triển khai trên thực hiện. Tuy nhiên, đường thủy là một lĩnh vực có nhiều điểm đặc thù hơn so với các lĩnh vực khác, do vậy việc thực hiện công tác xã hội hóa cũng gặp một số hạn chế nhất định.

Ông Cao Văn Định - Giám đốc Công ty Cổ phần quản lý đường sông số 6 cho biết: Theo tôi, xã hội hóa về lĩnh vực đường thủy, Bộ GTVT có chủ trương đúng đắn vì đấy là chủ trương chung của chính phủ. Tuy nhiên về lĩnh vực đường thủy, có một vấn đề hạn chế là nếu mà đầu tư vào hạ tầng thì thu phí gặp rất nhiều khó khăn. Bất kỳ doanh nghiệp nào đầu tư vào hạ tầng giao thông để mà thu phí đều gặp rất là khó, trừ một số điểm đặc biệt có điều kiện đặc biệt có thể thu được nhưng không nhiều. Cái thứ 2 nên xã hội hóa từng bước, ví dụ xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông nên kết hợp với việc khai thác các lợi thế ở đường thủy nội địa, ví dụ như tài nguyên nguồn quỹ đất, nguồn nước, thủy điện kết hợp với giao thông thì lợi ích mang lại hiệu quả hơn.

nn

Đường thủy tại khu vực Lục Đầu Giang (Bắc Ninh và Hải Dương)

Ông Định cũng cho rằng, nên mạnh dạn thực hiện xã hội hóa lĩnh vực quản lý bảo trì đường thủy bởi nó có thể nâng cao chất lượng bảo trì nhưng lại tiết kiệm chi phí. Khi thực hiện xã hội hóa bảo trì đường thủy nên chia nhỏ và bán trọn gói cho doanh nghiệp để thực hiện các dịch vụ như bảo trì phao tiêu, báo hiệu...

Trong khi đó, việc thực hiện xã hội hóa các dự án nạo vét luồng đường thủy đang gặp nhiều khó khăn do những vướng mắc từ phía địa phương. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoảng sán, Giấy chứng nhận đầu tư hay không thống nhất được việc đăng ký khối lượng nạo vét, hoặc không chấp nhận cho nạo vét.

Ông Đỗ Quang Huy – Công ty Cổ phần đầu tư tư vấn khai thác cảng cho biết: Chủ trương rất đúng đắn nhưng khi thực hiện doanh nghiệp gặp một số vướng mắc. Doanh nghiệp phải bỏ ra một số chi phí để đánh giá tác động môi trường rồi thiết kế bản vẽ thi công chuẩn tắc theo quy định ban hành của Cục đường thủy và Bộ Giao thông. Sau khi làm tất các thủ tục đánh giá tác động môi trường và hoàn tất bản vẽ thi công thì về đến tỉnh, vướng mắc ở phần đăng ký tận thu. Các tỉnh cho rằng, tài nguyên của các tỉnh. Thực chất, khi mình làm, Nhà nước không phải bỏ ra mà Nhà nước lại thu được tiền thuế tài nguyên và phí môi trường, đồng thời tạo được luồng hàng hải và thủy nội địa cho các tàu đi qua lại, phát triển kinh tế địa phương.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lại gặp vướng mắc trong quy định về khoảng thời gian nạo vét khác nhau giữa các địa phương. Có địa phương chỉ cho thí điểm 1-2 tháng, có nơi lại theo từng đoạn. Trong khi nhiều địa phương quy định thời gian cho phép nạo vét chỉ từ 5-6 tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, ông Đỗ Quang Huy đề xuất các cơ quan chức năng cần đơn giản hóa các thủ tục, văn bản chủ trương. Việc phê duyệt thiết kế nên giao cho Cục Đường Thủy nội địa thực hiện thay cho Bộ GTVT hiện nay. Đối với những địa phương không cho đăng ký tận thu thì doanh nghiệp sẽ đăng ký tận thu tại Bộ Tài nguyên môi trường để doanh nghiệp thực hiện.

Nhu cầu vận tải bằng đường sông rất lớn

Nhằm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, Cục Đường thủy nội địa đã làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư, các địa phương nhằm tháo gỡ, những khó khăn vướng mắc của từng dự án. Bên cạnh đó, Cục cũng ký quy chế phối hợp với các UBND tỉnh trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện dự án. Đồng thời, những khó khăn bất cập cũng đang được Cục dự thảo, lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 37 năm 2013 của Bộ GTVT để tạo cơ chế minh bạch, thuận lợi hơn cho nhà đầu tư.

Chúng ta cùng đến với ông Trần Văn Thọ - Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội đại Việt Nam để chia sẻ về tình hình triển khai các dự án xã hội hóa giao thông lĩnh vực đường thủy.

PV: Chủ trương xã hội hóa đang được thực hiện trong nhiều lĩnh vực. Đối với lĩnh vực đường thủy nội địa, công tác thực hiện xã hội hóa có điểm gì khác biệt?

Ông Trần Văn Thọ: Đối với những dự án đầu tư lĩnh vực đường thủy nội địa thì nguồn vốn không quá lớn, lượng phương tiện tham gia giao thông gia tăng. Sau khi có quy định kiểm soát xe quá tải trọng trên đường bộ thì 1 lượng lớn hàng dồn xuống đường thủy, lượng hàng tăng thì nhu cầu vận tải tăng nên cải tạo nâng cấp tuyến trọng điểm sẽ mang lại hiệu quả nhà đầu tư.

PV: Tình hình thực hiện của các dự án xã hội hóa đầu tư vào kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường thủy nội địa?

Ông Trần Văn Thọ: Hiện nay cục đang thực hiện xã hội hóa. Đối với đề án cải tạo nâng cấp thì có 45 dự án kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cho kết cấu hạ tầng chủ yếu luồng tuyến, cảnh bến và 1 số dự án liên quan đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Đối với đường thủy nội địa việc kêu gọi xã hội hóa để đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông. Đối với dự án nạo vét tận thu đảm bảo chuẩn tắc thì hiện tại Cục chấp thuận cho 50 dự án triển khai toàn quốc cho 40 nhà đàu tư. Hiện có 15 dự án đã triển khai thi công, 30 dự án đang hoàn thiện thủ tục để thi công trong thời gian tới, một số dự án do vướng mắc thủ tục cục và bộ phối hợp với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn sớm đưa dự án vào triển khai để đảm bảo đường chạy tàu như đã công bố. Đối với đề án 45 dự án xã hội hóa đã được bộ phê duyệt thì hiện tại cục đã triển khai 1 dự án ở sông Sài Gòn từ Cầu Bình Lợi đến cảng...dài 63km.

Hiện nay dự án đã được khởi công trong dịp 30/4 và đang hoàn thiện để tiếp tục triển khai hoàn thiện. Ngoài ra 1 số dự án cục đang triển khai làm như dự án nâng cấp sông Hàm Luông từ ngã 3 sông Tiền đến cửa Hàm Luông. Cục cũng đang thuê tư vấn để triển khai thực hiện thủ tục theo quy định rồi kêu gọi nhà đầu tư. Thứ 2 là dự án với Kênh chợ Gạo cũng kêu gọi nhà đầu tư và cũng có nhà đầu tư quan tâm đến dự án.

PV:Cảm ơn ông!

Theo VOV

Quay lại