Xuất bản thông tin
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay, di tích lịch sử kênh nhà Lê tại Nghệ An đã chính thức được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.
Đài tưởng niệm kênh nhà Lê tại Nghệ An. (Ảnh: TTXVN)
Di tích được xếp hạng lần này thuộc địa bàn thành phố Vinh và hai huyện (Hưng Nguyên, Nghi Lộc).
Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 2405/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia.
Cũng tại văn bản này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Kênh nhà Lê do vua Lê Đại Hành khơi đào từ năm 983. Từ đây, các triều đại phong kiến về sau tiếp tục mở rộng, tạo thành hệ thống giao thông đường thủy nội địa quan trọng nối các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Hệ thống kênh nhà Lê tại Nghệ An bao gồm: kênh Mơ (nối sông Hoàng Mai và sông Thơi), kênh Dâu (nối sông Thơi và sông Hàu), kênh Mỹ Giang (nối sông Thơi và sông Bùng), kênh Sắt (nối sông Bùng với sông Cấm)…
Trong kháng chiến chống Mỹ, khoảng 500km kênh từ Ninh Bình tới Hà Tĩnh đã được nạo vét, khơi thông, rà phá bom mìn... Kênh nhà Lê trở thành tuyến đường vận tải thủy hữu hiệu đưa hàng hóa, vũ khí... qua trọng điểm đánh phá miền Trung, được coi như tuyến "đường mòn Hồ Chí Minh trên sông" về đóng góp quan trọng cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Theo Vietnamplus.vn
New articles
- Trao đổi chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm về kiểm tra phương tiện thủy cho nhân sự của Cục Vận tải thủy Bộ Công chính và Vận tải Lào
- Thúc đẩy đầu tư, khai thác lợi thế vận tải đường thủy nội địa
- Phát triển đường thuỷ nội địa - giải pháp kéo giảm bền vững chi phí logistics Việt Nam
- Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Hài hòa hóa quy định vận tải thủy các nước Mê Công - Lan Thương